SEO là gì trong Marketing? Phân loại SEO

03/06/2023

Nếu là người yêu thích hoạt động quảng bá, tiếp thị trên các nền tảng kỹ thuật số chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe đến khái niệm SEO. Vậy SEO là gì trong Marketing? Ngay sau đây hãy cùng khám phá chi tiết vềđịnh nghĩa, phân loại SEO cũng như những vai trò của hoạt động này trong Marketing.

seo-la-gi-trong-marketing-1

SEO là gì trong Marketing?

Khái niệm và phân loại SEO

Trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, việc xuất hiện nổi bật trên các công cụ tìm kiếm trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Đây là lúc SEO (Search Engine Optimization) phát huy vai trò của mình. Vậy SEO là gì và tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng trong Marketing?

Khái niệm

Vậy SEO là viết tắt của từ gì? SEO là viết tắt của Search Engine Optimization – nghĩa là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Làm SEO nghĩa là vận dụng các kỹ thuật, phương pháp, công cụ và kiến thức để tối ưu nội dung trang web. Từ đó, trang web doanh nghiệp có thể xuất hiện ở vị trí cao hơn khi người dùng tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực, sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp trên các nền tảng như Google, Cốc Cốc, Bing, Yahoo,…

Nói một cách đơn giản, SEO giúp làm cho trang web của bạn trở nên hấp dẫn hơn với các công cụ tìm kiếm. Nhờ đó, trang web sẽ thu hút nhiều người dùng truy cập, tìm hiểu về những thông tin được chia sẻ, đồng thời hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, thậm chí có ý định sử dụng chúng.

Mục tiêu quan trọng nhất của quá trình SEO là tối ưu hóa chi phí Marketing, gia tăng lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) và thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Đồng thời, SEO còn giúp tăng cường nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

Phân loại SEO

Nhiều người thường đặt ra câu hỏi “chuẩn SEO” là gì khi tìm hiểu về khái niệm SEO là gì trong Marketing. Để hiểu hơn về vấn đề trên, bạn nên hiểu rõ các dạng SEO Marketing cơ bản như sau:

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là tập hợp các hoạt động tối ưu bên trong website nhằm cải thiện thứ hạng trong kết quả tìm kiếm cũng như tăng lượt truy cập từ khách hàng. Một số yếu tố thường được quan tâm khi tối ưu Onpage là:

  • Nội dung: Nội dung cần đảm bảo thu hút và hữu ích với người đọc.
  • Tiêu đề và thẻ meta: Sử dụng các tiêu đề và thẻ meta hấp dẫn, chính xác sẽ giúp thu hút sự chú ý và truy cập của người dùng.
  • Cấu trúc website: Một website có cấu trúc rõ ràng, thiết kế khoa học dễ điều hướng và thân thiện với công cụ tìm kiếm thường có lượt truy cập cao hơn.
  • Tốc độ tải trang: Tối ưu hóa tốc độ tải trang sẽ góp phần cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
  • Hình ảnh: Sử dụng hình ảnh sinh động, chất lượng cao với nội dung phù hợp để bài viết thu hút hơn.
  • Liên kết nội bộ: Tạo liên kết nội bộ giữa các bài viết, trang web của doanh nghiệp để quá trình điều hướng dễ dàng hơn.

SEO Offpage là gì?

Ngược lại với SEO Onpage, SEO Offpage là những hoạt động nhằm tối ưu bên ngoài trang web như xây dựng backlink, PR, quảng cáo, xây dựng website vệ tinh hỗ trợ,… Như vậy hiểu đơn giản nhất là Onpage sẽ tập trung vào các yếu tố bên trong bài viết còn Offpage lại hướng đến các yếu tố bên ngoài. Để quá trình tối ưu SEO Offpage mang lại hiệu quả đội ngũ Marketing cần quan tâm đến một số yếu tố như:

  • Độ tín nhiệm, tin tưởng của người đọc với website
  • Số lượng backlink trong website
  • Chất lượng hệ thống backlink liên kết với bài viết
  • Mức độ tương tác của người dùng với website
  • Tối ưu website cho các thiết bị di động
  • Tốc độ tải trang web
  • Mức độ tham gia trên một số nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,…

Chính vì vậy đối với SEO Onpage, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn có quyền quản lý kiểm soát. Trong khi đó hiệu quả của SEO Offpage sẽ phụ thuộc phần lớn vào hành vi của một số đối tượng khác ví dụ mức độ tương tác của người đọc, công cụ tìm kiếm như Google, các backlink liên kết với website khác,…

Quy trình SEO cơ bản

Tìm hiểu các bước cơ bản trong quy trình SEO sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về SEO là gì trong Marketing cũng như nhân viên SEO thường làm gì:

Bước 1: Nghiên cứu keywords và thị trường. Thực hiện phân tích các đặc điểm chính của môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh cũng như sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang chú trọng cũng như muốn khách hàng biết đến nhiều hơn thông qua việc tìm kiếm trên các công cụ. Ở bước này bạn có thể sử dụng một số công cụ như Keyword Planner, Google Suggest, Keyword IO,… Ngoài ra chúng ta cũng cần quan tâm đến một số yếu tố là LSI Keywords hay Search Intent của người dùng.

Bước 2: Lựa chọn từ khóa. Dựa vào những thông tin đã phân tích ở bước trên, bộ phận Marketing sẽ tiến hành xây dựng bộ từ khóa gồm các keyword chính và phụ để tiến hành triển khai trong vòng 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm tiếp theo. Hoạt động này cần được diễn ra một cách bài bản, có quy trình và kế hoạch cụ thể để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất.

Bước 3: Hoàn thiện các bài viết. Tiến hành triển khai lần lượt các bài viết dựa theo bộ từ khóa trên. Những bài viết này cần đảm bảo chuẩn SEO tức là cung cấp đủ và chính xác các thông tin cần thiết, có cách trình bày hấp dẫn thu hút người đọc đồng thời được tối ưu để phù hợp với tiêu chí của các công cụ tìm kiếm.

Bước 4: Tối ưu Onpage. Một số hoạt động chính của quá trình này là tối ưu hóa nội dung, tạo ra bài viết chất lượng cao hữu ích và phù hợp với từ khóa mục tiêu; cải thiện tốc độ tải trang, cấu trúc website và các yếu tố kỹ thuật khác. Từ đó giúp website thân thiện và dễ dàng sử dụng hơn với người dùng, tăng thời gian lưu lại trang và tỷ lệ chuyển đổi.

Bước 5: Tối ưu Offpage. Tiến hành xây dựng các backlink, Marketing trên các kênh Social Media, Social Media Bookmarking,…

Bước 6: Tìm kiếm traffic. Tại bước này, đội ngũ Markering sẽ thực hiện tăng traffic cho website bằng một số cách khác bên cạnh SEO như quảng cáo, thực hiện chiến dịch Email Marketing hay Video Marketing.

Bước 7:  Đánh giá và tối ưu lại. Sau mỗi bài viết bạn cần tiến hành đánh giá hiệu quả mà quá trình SEO đã thực hiện, đồng thời thực hiện tối ưu lại khi có trục trặc xảy ra.

seo-la-gi-trong-marketing-2

Khái niệm và phân loại SEO trong Marketing

Vai trò của SEO trong Marketing

Vai trò của SEO trong Marketing không chỉ là một phần của chiến lược mà còn là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp trong thị trường kinh doanh ngày nay, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0. Đây không chỉ là một công cụ hữu ích, mà còn là một chiến lược cần thiết để nâng cao hiệu suất và tối ưu hoá chi phí cho các hoạt động Marketing. Dưới đây là một số vai trò chính của SEO:

Xây dựng độ nhận biết về thương hiệu

Khi tiến hành tối ưu hóa nội dung tìm kiếm, các thông tin liên quan đến doanh nghiệp sẽ được khách hàng quan tâm và chú ý đến nhiều hơn. Ngoài ra thông qua các nội dung, giá trị được lồng ghép vào bài viết sẽ có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu cũng như xây dựng niềm tin nơi khách hàng.

Tiết kiệm ngân sách Marketing

Nếu quá trình SEO mang lại hiệu quả cao sẽ có thể thu lại được một lượng truy cập tự nhiên cao trong khi chi phí phải bỏ ra không quá lớn, so với các hình thức Marketing khác thì tối ưu chi phí hơn rất nhiều. Đặc biệt mặc dù có mức ngân sách thấp nhưng SEO lại sở hữu hiệu quả lâu dài hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm dễ dàng.

Trong bối cảnh ngân sách quảng cáo trở nên ngày càng hạn chế, SEO trở thành một lựa chọn hợp lý cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả mà không cần phải chi tiêu quá nhiều. Việc tối ưu hóa website và tạo ra nội dung chất lượng giúp thu hút lượng truy cập tự nhiên từ công cụ tìm kiếm, giảm bớt chi phí cho quảng cáo trực tuyến.

Xây dựng lòng tin khách hàng

Những website có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm thường được coi là website uy tín và đáng tin cậy. Ngoài ra khi bài viết của bạn cũng cấp những thông tin chính xác, hữu ích sẽ giúp khách hàng hài lòng hơn cũng như có niềm tin với thương hiệu.

Khách hàng ngày càng trở nên thông minh và tự tin trong việc tìm kiếm thông tin trước khi quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Khi website của bạn xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm và cung cấp thông tin chính xác và hữu ích, điều này giúp tăng cường lòng tin và sự hài lòng từ phía khách hàng.

Hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng

Mục tiêu cốt lõi của quá trình SEO là tăng lượng truy cập tự nhiên của khách hàng khi tìm kiếm những từ khóa liên quan trên các công cụ. Bởi vậy, hoạt động SEO góp phần thu hút những khách hàng tiềm năng, giúp họ tin tưởng hơn vào thương hiệu và lựa chọn sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, nhờ đó có thể thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả.

seo-la-gi-trong-marketing-3

Vai trò của SEO trong Marketing

Hạn chế của SEO

Bên cạnh những vai trò như trên thì hạn chế của SEO trong Marketing là gì? Hãy tìm hiểu ngay sau đây:

  • Thời gian thực hiện lâu, cần triển khai một cách kiên trì và đều đặn trong một thời gian dài.
  • Tính cạnh tranh cao khi ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng phương pháp này, yêu cầu đơn vị xây dựng một chiến lược SEO hiệu quả cũng tiến hành thực hiện bài bản.
  • Các công cụ tìm kiếm như Google thường xuyên thay đổi thuật toán tìm kiếm, đội ngũ Marketing cần sẵn sàng cập nhật và sửa chữa khi có sự cố xảy ra.
  • Tỷ lệ truy cập và quyết định mua hàng của người dùng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài SEO.
seo-la-gi-trong-marketing-5

Hạn chế của SEO

Trên đây là giải đáp chi tiết nhất cho câu hỏi SEO là gì trong Marketing. Nói tóm lại SEO là công cụ Marketing với chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả tương đối cao mà doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng. Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu tất cả kiến thức liên quan đến chuyên ngành Marketing thì đừng bỏ qua chuyên ngành Marketing – Ngành Quản trị kinh doanh tại VinUni nhé!