PR là gì trong Marketing? Vai trò của Quan hệ công chúng

05/06/2023

PR là gì trong Marketing? Trong các chiến dịch Marketing, PR đóng vai trò quan trọng như một công cụ “tâm điểm” mà các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng để xây dựng và quản lý hình ảnh cũng như thương hiệu của họ. Vậy PR thực sự là gì? Vai trò của nó là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và các hoạt động của PR đối với mỗi tổ chức – doanh nghiệp.

Tìm hiểu Tổng quan về PR Marketing

PR – viết tắt của Public Relations, là một hoạt động mà các doanh nghiệp thường áp dụng để xây dựng và quản lý hình ảnh của mình, thu hút sự chú ý và tạo lòng tin tích cực từ công chúng đối với thương hiệu và sản phẩm của họ trong thời gian dài. Vậy hãy cùng đi sâu vào khái niệm “PR là gì” và những hoạt động cụ thể của PR trong lĩnh vực Marketing!

Khái niệm

PR là gì trong Marketing? PR là viết tắt của từ “Public Relations”, dịch ra nghĩa tiếng việt là Quan hệ công chúng. PR là việc thực hiện các công việc và chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, với khách hàng, các nhà đầu tư và giới truyền thông nói chung.

Mục tiêu của PR nhằm tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong suy nghĩ – nhận biết của thị trường, đối tác, dư luận,… Đồng thời, PR còn chịu trách nhiệm quản lý rủi ro, phòng ngừa và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Hiện nay, nhu cầu về việc định vị thương hiệu ngày càng cao, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường đội ngũ nhân lực Quan hệ công chúng chuyên nghiệp. Do đó, đây là cơ hội nghề nghiệp rất tốt cho những bạn trẻ đam mê lĩnh vực này.

pr-la-gi-trong-marketing-vai-tro-cua-quan-he-cong-chung-so-1.jpg

PR là gì trong Marketing? PR- Quan hệ công chúng là quá trình đầu tư có chiến lược của doanh nghiệp.

Các hoạt động PR

PR là gì trong Marketing? PR gồm những hoạt động nổi bật nào? Thực tế, mọi hoạt động của PR đều nhằm mục đích giữ hình ảnh đẹp, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng. Vì vậy, các hoạt động PR thường tập trung:

– Kiểm soát và lập kế hoạch từ nguồn thông tin được phát hành đại chúng.

– Biên soạn và phát hành thông tin  chính thống liên quan đến doanh nghiệp.

– Định vị sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường.

– Lựa chọn phương tiện phù hợp để phát hành thông tin.

– Lên chiến lược để ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới.

– Gia tăng sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu.

– Xử lý khủng hoảng truyền thông.

– Tăng nhận diện cho hình ảnh và thương hiệu doanh nghiệp.

Ưu và nhược điểm của PR trong Marketing

Môi loại hình đều có ưu và nhược điểm, vậy ưu và nhược điểm của PR là gì trong Marketing:

Ưu điểm của PR

  • Tác động dài hạn: PR là hoạt động cần thiết giúp xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và đối tác, góp phần vào việc duy trì hình ảnh thương hiệu, giữ vững uy tín của doanh nghiệp trong thời gian dài
  • Tăng cường sự tin tưởng: PR giúp tăng cường sự tin tưởng của khách hàng, đối tác đối với doanh nghiệp, giúp tạo ra một cộng đồng ủng hộ và thúc đẩy sự hợp tác.
  • Phạm vi tiếp cận: Một chiến lược PR tốt có thể thu hút nhiều nguồn quan tâm, tạo nên “luồng tin” tích cực mang thông điệp mà mình muốn truyền tải tới cộng đồng.
  • Chi phí hiệu quả: So với quảng cáo phải trả tiền thì PR là một hình thức hiệu quả lâu dài về, tối ưu chi phí để tiếp cận lượng lớn khách hàng.

Nhược điểm của PR

  • Không thể kiểm soát hoàn toàn: PR không thể kiểm soát hoàn toàn các thông điệp được truyền tải về doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến việc các thông điệp không đạt được mục tiêu hoặc bị hiểu lầm, gây ra những tiêu cực không đáng có
  • Khó đo lường hiệu quả: Hiệu quả của các hoạt động PR khó đo lường và đánh giá trong thời gian nhất định vì nó có tính lâu dài.
  • Thời gian và công sức: Các hoạt động PR đòi hỏi nhiều thời gian và công sức thì mới có thể lấy được lòng tin, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, các đối tác. Việc này luôn đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ.
pr-la-gi-trong-marketing-vai-tro-cua-quan-he-cong-chung-so-2.jpg

Ưu điểm và nhược điểm của Quan hệ công chúng.

Vai trò của PR đối với doanh nghiệp

PR đóng một vai trò hết sức quan trọng trong Marketing. Trong thời đại phát triển kỹ thuật số, mỗi một quyết định đều có thể dẫn đến sự thành bại của một doanh nghiệp bởi thị trường kinh doanh các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh gay gắt. Các hoạt động PR trong Marketing có thể giúp doanh nghiệp xây dựng sự kết nối lâu bền với công chúng, nâng cao sự nhận diện thương hiệu, đồng thời xây đắp lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu đó.

Thật vậy, với cùng một sản phẩm cùng công dụng, một người tiêu dùng thông thái sẽ luôn ưu tiên lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp mà đã có lòng tin, sự uy tín hơn. Đó là lý do các doanh nghiệp lớn có tên tuổi luôn rất chú trọng đầu tư mảng PR trong Marketing.

Những lợi ích mà hoạt động PR mang lại phải kể đến như:

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu: PR giúp xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu, giúp tăng cường uy tín thương hiệu và gây dựng lòng tin của khách hàng, đối tác
  • Tạo dựng mối quan hệ: PR giúp tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, thị trường các bên liên quan và dư luận. Điều này giúp tăng cường sự ủng hộ và sự tín nhiệm của khách hàng,… đối với doanh nghiệp
  • Quản lý rủi ro: PR giúp một phần trong việc quản lý và hạn chế các rủi ro, đặc biệt là rủi ro liên quan đến hình ảnh thương hiệu, kịp thời ứng phó với dư luận tiêu cực từ phía công chúng đối với doanh nghiệp
  • Tạo ảnh hưởng tích cực đối với công chúng: PR giúp tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với công chúng, tăng cường sự nhận diện và sự quan tâm đến doanh nghiệp.
pr-la-gi-trong-marketing-vai-tro-cua-quan-he-cong-chung-so-3.jpg

PR luôn là công cụ đắc lực trong việc xây dựng và nâng cao hình ảnh thương hiệu tới công chúng.

Các loại hình PR phổ biến nhất hiện nay

PR là một lĩnh vực đặc biệt trong đó các chuyên gia PR để hoàn thành mục tiêu sẽ áp dụng những chiến thuật khác nhau  để duy trì hình ảnh tích cực trước công chúng. Vậy PR là gì trong kinh doanh? Các loại hình PR phổ biến phải kể đến như:

Quan hệ truyền thông

Đây là loại hình PR liên quan đến các bên báo chí và các phương tiện truyền thông. Chẳng hạn như phỏng vấn, lên lịch họp báo, ra thông cáo báo chí,… Đây là một hình thức quảng cáo mà bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng đều được hưởng lợi từ nó.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều bất cập là doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát những gì báo chí nói về mình. Mỗi nhà báo sẽ có mỗi góc nhìn khác nhau, mỗi khía cạnh riêng để khai thác và tạo dựng câu chuyện doanh nghiệp. Chính vì vậy, mỗi thành viên trong tổ chức phải cực kỳ linh hoạt, nhạy bén nhận biết và kịp thời có biện pháp ngăn chặn.

Quan hệ khách hàng

Quan hệ khách hàng là sự quan sát, xử lý, tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với thị trường mục tiêu, với công chúng. Với loại hình này, doanh nghiệp cần quan sát và nghiên cứu thị trường để biết về sở thích, thái độ, xu hướng tiêu dùng của khách hàng từ đó xây dựng chiến lược tiếp cận bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông.

Truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ là sự phổ biến cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp vềquy trình, các chính sách cũng như trách nhiệm của mỗi nhân viên. Quan hệ nội bộ tập trung vào việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và tạo động lực để họ trở thành bộ mặt đại diện cho công ty.

Bên cạnh đó, loại hình này cũng góp phần tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, gắn bó giữa các nhân viên với nhau. Điều này giúp cải thiện tinh thần làm việc, tăng sự tương đồng tương thích trong đội ngũ, nhóm làm việc và giải quyết các vấn đề, xung đột một cách hiệu quả hơn.

Quan hệ cộng đồng

Quan hệ cộng đồng là loại hình PR liên quan đến việc gây tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp với cộng đồng địa phương tại nơi mà họ đặt trụ sở. Doanh nghiệp sẽ trực tiếp tham gia với cộng đồng thông qua một vài hoạt động chẳng hạn như từ thiện tại địa phương, sự kiện hoặc tham gia vào một dự án cộng đồng mà nơi đó tổ chức. Điều này hỗ trợ khẳng định sự hiện diện của doanh nghiệp trong mắt cộng đồng, thiết lập mối quan hệ thân thiết với nhau.

Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện là một trong những phương thức quan trọng nhất để tạo dựng hình ảnh và thương hiệu cho doanh nghiệp trong các loại hình PR. Các hoạt động tổ chức sự kiện bao gồm tổ chức họp báo, sự kiện khai mạc, khai trương, hội thảo, lễ khánh thành, triển lãm, sự kiện quyên góp từ thiện,… Ví dụ: buổi họp báo để ra mắt sản phẩm mới, quyên góp từ thiện cho hộ gia đình nghèo khó, sự kiện tri ân khách hàng thân quen,… đều là các hoạt động tổ chức sự kiện phổ biến trong PR.

Quản lý khủng hoảng

Khi khủng hoảng vì một lý do nào đó xảy ra, gây ra sự hiểu lầm tới công chúng, thông tin sai sự thật hoặc sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp gặp vấn đề, thì lúc này, doanh nghiệp cần nhanh chóng quản lý khủng hoảng để lấy lại niềm tin của công chúng. Điều này rất cần sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận phòng ban với nhau, trên hết là sự đoàn kết từ đội ngũ nhân viên nhanh chóng, kịp thời.

Nếu có bất kỳ sự chậm trễ nào, cuộc khủng hoảng đều sẽ gây thiệt hại nhiều hơn. Đó là lý do tính nhạy bén, tính linh hoạt luôn được xem là “chìa khóa” trong quản lý khủng hoảng doanh nghiệp.

pr-la-gi-trong-marketing-vai-tro-cua-quan-he-cong-chung-so-4.jpg

PR là một lĩnh vực đặc biệt, đa dạng, đa chiều.

PR là một chuyên ngành riêng biệt, nhưng nó có chung đặc điểm với một số chuyên ngành khác nhau, chẳng hạn như Marketing, Truyền thông và Quảng cáo. Mặc dù trách nhiệm trong các lĩnh vực này có thể giống nhau, nhưng có một số khía cạnh của Quan hệ công chúng khiến lĩnh vực này trở nên khác biệt.

Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi PR là gì trong Marketing, cũng như vai trò của Quan hệ công chúng trong doanh nghiệp là gì. Nếu bạn quan tâm đến việc trở thành một Nhà Quan hệ công chúng trong tương lai, thì việc học tại trường Đại học VinUni (VinUni) sẽ là một lựa chọn rất đáng cân nhắc.

VinUni có 2 chương trình học: chương trình Cử nhân Truyền thông Đa phương tiện tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng và chương trình Quản trị kinh doanh có chuyên ngành Marketing với nội dung giảng dạy về tiếp thị truyền thông số, hứa hẹn sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này. Đây có thể là bước đầu tiên quan trọng trên con đường thành công trong tương lai.