Phân tích 3 vấn đề cơ bản của kinh tế học

05/09/2023

3 vấn đề cơ bản của kinh tế học chính là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?. Việc phân tích ba vấn đề này không chỉ giúp chúng ta nắm được bản chất của nền kinh tế mà còn đưa ra các giải pháp hiệu quả giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và nâng cao chất lượng đời sống con người. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về các khía cạnh của kinh tế học cũng như đi sâu vào phân tích ba vấn đề trên để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của nền kinh tế.

phan-tich-3-van-de-co-ban-cua-kinh-te-hoc-hinh-anh-1

Xác định 3 vấn đề cơ bản trong kinh tế để nắm rõ cơ chế hoạt động của nền kinh tế.

Kinh tế học và 3 vấn đề cơ bản của kinh tế học

Như chúng ta đã biết, kinh tế học là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhằm hiểu rõ các vấn đề liên quan đến sản xuất, phân phối và tiêu dùng tài nguyên trong xã hội. Mục tiêu của kinh tế là chú trọng vào các hoạt động gắn liền với sản xuất, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên. Nhờ đó thúc đẩy giao thương diễn ra thuận lợi, bền vững.

Kinh tế học chỉ rõ mọi nguồn lực trong xã hội đều có giới hạn, chính vì thế, các quyết định trong sản xuất và tiêu dùng đều phải được đảm bảo sử dụng nguồn lực hiệu quả và đầy đủ. Để làm được điều đó, tất cả các nền kinh tế quốc dân trong mọi giai đoạn đều phải hoàn thành 3 vấn đề cơ bản của kinh tế học, đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?.

Hiểu và giải quyết được 3 vấn đề cơ bản của kinh tế học  sẽ là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh và công bằng, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội.

Sản xuất cái gì?

Một trong những vấn đề đầu tiên của 3 vấn đề cơ bản của kinh tế học chính là: Sản xuất cái gì? Đây là câu hỏi cơ bản nhưng hết sức quan trọng cần phải xác định được khi lập kế hoạch kinh tế. Có thể thấy, dù ở bất kì thời điểm nào, nhu cầu của con người đều đa dạng và phong phú. Trong khi đó, nguồn lực từ người lao động, tiền vốn, đất đai, công cụ sản xuất là có giới hạn, chưa tính đến mức độ cạnh tranh khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Chính vì thế, việc lựa chọn sản phẩm để sản xuất luôn là vấn đề khiến các nhà kinh doanh đau đầu.

Khi quyết định sản xuất cái gì, các doanh nghiệp cần phải xem xét nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng. Nhu cầu này có thể thay đổi theo thời gian và theo bối cảnh xã hội. Ví dụ rõ nét nhất là trong giai đoạn dịch COVID 19, nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu như khẩu trang, nước rửa tay đến các thiết bị y tế tăng mạnh, dẫn đến các doanh nghiệp, thậm chí những hộ gia đình nhỏ lẻ đổ xô nhau kinh doanh các mặt hàng này. Từ đó có thể thấy, việc phân tích nhu cầu của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng để xác định sản phẩm nào nên được sản xuất.

Thông thường, các nhà sản xuất luôn mong muốn mang đến những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng cao để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này phần nào giải thích lý do tại sao người tiêu dùng là người có quyền xác định sản phẩm/dịch vụ sẽ được sản xuất.

Một yếu tố khác cần cân nhắc khi quyết định sản xuất cái gì chính là khả năng và chi phí sản xuất. Các nguồn lực như nguyên liệu, lao động và công nghệ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sản xuất. Chẳng hạn, nếu một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, họ có thể ưu tiên sản xuất các sản phẩm dựa trên tài nguyên đó. Nếu nguồn lực hạn chế, các nhà kinh doanh buộc phải cân nhắc giữa việc sản xuất các như yếu phẩm hay những mặt hàng cao cấp để phục vụ khách hàng ở phân khúc cao hơn.

Sản xuất như thế nào?

Sau khi xác định được sản phẩm/dịch vụ nào sẽ được sản xuất, vấn đề thứ 2 trong 3 vấn đề có bản của kinh tế học cần phải giải quyết đó là sản xuất như thế nào.

Sản xuất như thế nào sẽ bao gồm những vấn đề: phương pháp, công nghệ thích hợp để sản xuất; hàng hóa đó nên sản xuất ở đâu? Số lượng sản xuất bao nhiêu? Khi nào thì sản xuất và cung cấp? Cách tổ chức và quản lý các khâu chọn đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm ra sao? Ví dụ, để sản xuất ra điện, các quốc gia có thể xây dựng nhà máy nhiệt điện, thủy điện,… Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp sản xuất nào còn phải dựa trên khía cạnh hiệu quả kinh tế – xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học kỹ thuật của quốc gia đó.

Công nghệ và phương pháp sản xuất đóng vai trò tiên quyết trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ phù hợp với nguồn lực và mục tiêu sản xuất của mình. Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất ô tô, việc áp dụng công nghệ tự động hóa và robot có thể giúp tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí lao động. Ngược lại, trong ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ, duy trì quy trình sản xuất truyền thống sẽ tạo ra các sản phẩm độc đáo và chất lượng cao hơn.

phan-tich-3-van-de-co-ban-cua-kinh-te-hoc-hinh-anh-2

Đơn giản hóa quy trình sản xuất để hạn chế lãng phí nhân công, tiền bạc.

Ở thời điểm hiện tại, khi tình hình kinh tế đang còn nhiều khó khăn, tối ưu hóa quy trình sản xuất để tránh lãng phí đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Việc làm này giúp tránh lãng phí và tăng cường hiệu quả cũng như chất lượng làm việc, loại bỏ những quy trình không cần thiết và giảm thiểu lỗi. Ngoài ra, phương pháp còn giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và mang đến giá trị cao hơn cho người tiêu dùng.

Sản xuất cho ai?

Sản xuất cho ai chính là yếu tố cuối cùng trong 3 vấn đề cơ bản của kinh tế học. Đây là vấn đề liên quan đến phân phối sản phẩm và dịch vụ trong nền kinh tế. Vấn đề này không chỉ liên quan đến việc xác định nhóm đối tượng tiêu thụ sản phẩm mà còn liên quan đến việc phân phối hàng hóa/dịch vụ đến tay người tiêu dùng sao cho hợp lý, hiệu quả.

Nhìn vào thực tế, nguồn lực sản xuất là có giới hạn nên sẽ dẫn đến cạnh tranh trong tiêu dùng. Khi thị trường tự do cạnh tranh dẫn đến người nào có khả năng chi trả cho việc mua sản phẩm thì sẽ có được sản phẩm đó. Ví dụ, trong các nền kinh tế thị trường tự do, sản phẩm và dịch vụ thường được phân phối dựa trên sức mua của người tiêu dùng, dẫn đến sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập khác nhau.

Thế nhưng, những vấn đề này sẽ được chính phủ tiếp cận và điều tiết thông qua các chính sách về giá cả, thuế, trợ cấp nhằm đảm bảo cho những người có thu nhập thấp, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn cũng có thể được hưởng những thành quả từ nguồn lực xã hội. Các chính sách hỗ trợ như trợ cấp xã hội, dịch vụ y tế miễn phí, hay miễn giảm học phí giúp cân bằng hơn trong phân phối hàng hóa/dịch vụ. Những chính sách này không chỉ cải thiện chất lượng đời sống của các nhóm người có thu nhập thấp mà còn nhằm tạo ra một xã hội công bằng.

Để trả lời câu hỏi sản xuất cho ai, chúng ta có thể nhìn nhận thông qua tương tác giữa bên mua và bên bán trên thị trường sản phẩm. Phân tích mức thu nhập cá nhân, tệp khách hàng cũng sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được phân khúc khách hàng mà ước định sản xuất. Trên thực tế, những người có việc làm, nguồn tài nguyên, vốn, kỹ năng cao sẽ có thu nhập cao. Với thu nhập đó, các cá nhân sẽ quyết định mua hay loại bỏ số lượng sản phẩm trên thị trường cũng như định hướng mức giá trên thị trường.

Chi tiết các khóa học ngành Cử nhân Kinh tế tại VinUni

Ngành Kinh tế hiện nay vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn sinh viên. Nếu bạn đang đang trong quá trình tìm hiểu môi trường học tập phù hợp, bạn có thể tham khảo chương trình học Cử nhân Kinh Tế tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng tại trường Đại học VinUni.

Tại đây, VinUni nhấn mạnh các kỹ năng và năng lực cần thiết để làm việc tại Việt Nam cũng như nước ngoài trong thời kỳ hậu Covid, khi các quốc gia tận dụng các công nghệ mới để tăng trưởng kinh tế bền vững. Cơ sở lý luận cho phát triển chương trình giảng dạy là đào tạo những nội dung phù hợp, cấp thiết cho cả người học và xã hội.

Chương trình học Cử nhân Kinh tế bao gồm 4 năm học, trong đó:

  • Năm 1 – Khóa học Đại cương: Đại cương Kinh tế học, Xác suất Thống kê trong Khoa học Xã hội
  • Năm 2 – Khóa học nền tảng: Đại cương Kinh tế Vi mô, Kinh tế lượng cơ bản, Đại cương Kinh tế Vĩ mô, Phân tích và Dự báo Định lượng.
  • Năm 3 + 4 – Khóa học Chuyên môn: Chuyển đổi số/ Đổi mới xã hội: Kinh tế học Vi mô, Học máy, Ứng dụng dữ liệu lớn trong Kinh tế, Ngành Kinh tế phát triển, Kinh tế học sức khỏe, Hệ thống đổi mới trong Khoa học và Công nghệ, Trí tuệ nhân tạo, Cách Mạng Công Nghiệp trong Góc nhìn toàn cầu,…
  • Năm 3 + 4 – Khóa học Chuyên môn: Doanh nghiệp, Thị trường và Thể chế: Kinh tế học Vi mô, Ứng dụng Lý thuyết Trò chơi trong Kinh tế, Kinh tế học Hành vi, Thông tin Chiến lược, Kinh tế học thể chế,…
phan-tich-3-van-de-co-ban-cua-kinh-te-hoc-hinh-anh-3

Cử nhân Kinh Tế thuộc Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng tại trường Đại học VinUni.

Đặc biệt, chương trình học tập tại VinUni có nội dung giảng dạy đạt chuẩn quốc tế. Trong suốt quá trình đào tạo, sinh viên sẽ được học hoàn toàn bằng Tiếng Anh cùng các thầy cô giảng viên nhiều năm kinh nghiệm. Đến năm cuối, các bạn sẽ tham gia chương trình thực tập hoặc dự án cuối khóa để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn thông qua việc thực hành các kỹ năng và kiến thức thu nạp trong suốt các năm học.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau phân tích 3 vấn đề cơ bản của kinh tế học, các yếu tố sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều là những mấu chốt cốt lõi trong việc tìm hiểu và quản lý kinh tế. Mỗi vấn đề đều sẽ mang những khó khăn, thách thức nên khi phân tích rõ 3 vấn đề này sẽ giúp chúng ta nắm rõ bản chất hoạt động của nền kinh tế, từ đó đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Banner footer