ORK là gì? Hiểu rõ để xây dựng ORK hiệu quả

24/05/2023

OKR là gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra trong thời gian gần đây. Thuật ngữ này không quá mới tuy nhiên để nắm chắc cũng như áp dụng vào từng doanh nghiệp cụ thể lại không hề dễ dàng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm của OKR, lợi ích của mô hình này cũng như phương pháp xây dựng OKR đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao. Cùng tìm hiểu ngay sau đây!

okr-la-gi-1

Tìm hiểu khái niệm OKR là gì

Xem thêm: COO là gì? Vai Trò Và Công Việc Của COO Trong Công Ty

ORK là gì? Phân loại mô hình ORK

Thuật ngữ OKR thường xuyên được sử dụng trong quản trị kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, ứng dụng mô hình này mang lại những dấu hiệu tích cực cho quá trình quản lý hiệu suất lao động. Tuy nhiên với nhiều người đây vẫn còn là khái niệm tương đối xa lạ. Vậy phương pháp OKR là gì và OKR là viết tắt của từ nào?

ORK là gì?

OKR hay Objectives and Key Results (Mục tiêu và Kết quả then chốt) là thuật ngữ được dùng để chỉ hệ thống quản lý mục tiêu được sử dụng trong các doanh nghiệp. Ứng dụng mô hình này giúp kết nối các cá nhân, bộ phận trong một đơn vị, từ đó góp phần tăng cường hiệu suất công việc, đảm bảo hoàn thành xuất sắc những mục tiêu được đặt ra.

Khi ứng dụng mô hình OKR, doanh nghiệp cần tập trung vào hai yếu tố chính sau:

  • Objectives hay mục tiêu: Đây là kết quả cuối cùng mà cá nhân, bộ phận hay doanh nghiệp mong muốn đạt được. Để đảm bảo công việc được thực hiện một cách tốt nhất, đơn vị cần đưa ra một mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi.
  • Key Results hay Kết quả then chốt: Đây là những thước đo cụ thể có thể định lượng được, giúp đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu đề ra trong mô hình OKR. Key Results cần đảm bảo một số yêu cầu như rõ ràng, có thể đánh giá dễ dàng, có thời hạn cụ thể cũng như liên quan trực tiếp đến mục tiêu đề ra và góp phần thúc đẩy hoàn thành mục tiêu đó.

Phân loại ORK

Dựa vào khả năng hoàn thành mục tiêu được đưa ra mà chúng ta có thể phân loại mô hình OKR thành 2 dạng cơ bản như sau:

Thứ nhất, OKR cam kết. Đây là loại OKR được đặt ra khi đơn vị có đủ khả năng hoàn thành 100%. Những mục tiêu trong trường hợp này thường sở hữu tính thách thức nhưng doanh nghiệp vẫn cam kết hoàn thành nếu đủ nguồn lực, nỗ lực cũng như sự tập trung. Đặc trưng của OKR cam kết là mang tính ổn định cao, giúp kết nối các bộ phận, phòng ban để hoàn thành mục tiêu chung.

Thứ hai, OKR mở rộng hay OKR khát vọng. Khác với OKR cam kết, đơn vị sẽ xây dựng OKR mở rộng khi hoàn toàn không thể hoàn thành 100% công việc này. Với trường hợp này, doanh nghiệp thường đặt ra Moonshot – mục tiêu khát vọng, mang tính thách thức cao đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như đòi hỏi kinh nghiệm cao.

Nếu như OKR cam kết sở hữu mức kỳ vọng cao, gần như tuyệt đối thì mức kỳ vọng dành cho OKR mở rộng chỉ ở mức 70%. Điều này đồng nghĩa với việc kết cả khi mục tiêu chỉ được hoàn thành 70%, Moonshot OKR vẫn được đánh giá là thành công.

okr-la-gi-2

Phân loại các dạng ORK thường gặp

Sử dụng mô hình ORK có lợi ích gì?

OKR hiện đang được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới ứng dụng, tiêu biểu như Spotify, Twitter, LinkedIn,…Đặc biệt mô hình này đang dần mở rộng tại các công ty ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ hàng loạt lợi ích như:

Quản lý hiệu suất lao động

Đặt ra một mục tiêu cũng như kết quả cụ thể trong quá trình làm việc sẽ giúp các bộ phận, phòng ban tập trung vào những nội dung quan trọng đồng thời xây dựng phương pháp giải quyết hiệu quả và tối ưu nhất. Ngoài ra OKR còn hạn chế tình trạng phân tâm, giúp mỗi cá nhân ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc hoàn thành mục tiêu chung, từ đó từ đó tạo động lực để tăng cường hiệu suất công việc.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Đặc điểm nổi bật của mô hình OKR là thay đổi phương pháp quản trị truyền thống dựa vào KPI sang một cách thức hiện đại và hiệu quả hơn khi tập trung vào việc hoàn thành một mục tiêu cụ thể. Vậy nói ORK là KPI có đúng không và ORK khác gì KPI?

Thực tế cả hai mô hình này đều được sử dụng để đo lường đánh giá tiến độ thực hiện công việc trong các bộ phận, phòng ban cụ thể. Tuy nhiên nếu KPI (Key Performance Indicators) chỉ hướng tới kết quả cuối cùng thì OKR lại yêu cầu nhân viên tập trung vào quá trình để hoàn thành mục tiêu và kết quả cụ thể.

Nhờ đó ứng dụng phương pháp OKR là biện pháp hiệu quả góp phần thay đổi văn hóa doanh nghiệp với lối tư duy hiện đại và linh hoạt hơn. Cụ thể OKR sẽ tăng cường tính minh bạch cho các bộ phận, phòng ban đồng thời yêu cầu nhân viên phải nâng cao chuyên môn, phát triển khả năng sáng tạo cũng như xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể để hoàn thành mục tiêu chung.

Thúc đẩy sự gắn kết

Khi xây dựng một mục tiêu chung sẽ giúp kết nối các bộ phận và phòng ban lại với nhau. Ngoài ra với OKR, các cá nhân sẽ hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, từ đó tăng cường sự gắn kết với tổ chức cũng như cảm thấy gắn bó và hài lòng hơn với công việc hiện tại.

okr-la-gi-3

Lợi ích khi sử dụng mô hình ORK

Các bước áp dụng OKR trong doanh nghiệp

Để áp dụng mô hình OKR trong một doanh nghiệp cụ thể cần lần lượt thực hiện theo các bước sau:

Bước 1, Xác định mục tiêu mà đơn vị hướng đến. Ở giai đoạn này các nhà quản trị nên đặt ra từ 3 – 5 mục tiêu quan trọng nhất đáp ứng các yêu cầu như sau: rõ ràng, minh bạch, có khả năng thực hiện, có thể đo lường và đánh giá dễ dàng cũng như có thời hạn cụ thể. Thông thường để đảm bảo mang lại hiệu suất cao nhất các doanh nghiệp thường xây dựng OKR theo từng quý với mỗi phòng ban và theo năm với toàn đơn vị.

Bước 2, Xây dựng hệ thống quản lý mô hình OKR. Yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị cũng như người đứng đầu của từng phòng ban, bộ phận cần hiểu rõ mục tiêu, quy trình cụ thể của công việc. công việc Hiện nay các doanh nghiệp có thể nhờ đến sự trợ giúp của phần mềm để quá trình theo dõi, quản lý, điều chỉnh được diễn ra dễ dàng, đảm bảo mục tiêu được hoàn thành một cách suôn sẻ.

Bước 3, Xây dựng mục tiêu cho từng bộ phận. Ở đây các nhà quản trị có nhiệm vụ triển khai cho các trưởng phòng ban, trưởng bộ phận về mục tiêu chung của đơn vị, sau đó các nhà quản lý sẽ tiếp tục triển khai cho từng nhân viên cụ thể. Tại bước này, mỗi nhân viên cần dựa vào đặc điểm của OKR tổng thể để tự xây dựng cho bản thân một OKR riêng. Từ đó các trưởng phòng có thể tiến hành họp thống nhất và xây dựng cho bộ phận mình một kế hoạch làm việc phù hợp nhất với phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân.

Bước 4, Theo dõi và đánh giá OKR. Khi OKR đã được triển khai đến toàn bộ các cấp trong doanh nghiệp, nhiệm vụ của các cấp quản lý là theo dõi và đánh giá quá trình làm việc của từng cá nhân một cách thường xuyên.

Từ đó đảm bảo tiến độ công việc được thực hiện một cách suôn sẻ cũng như sớm phát hiện những rủi ro để có biện pháp giải quyết kịp thời và hiệu quả. Ngoài ra, sau mỗi chu kỳ 1 quý hay 1 năm, các nhà quản trị của cần tiến hành đánh giá hiệu quả của OKR tổng thể. Tiếp theo dựa vào dữ liệu này để điều chỉnh kế hoạch hoạt động trong tương lai.

okr-la-gi-4

Các bước áp dụng OKR trong doanh nghiệp

Các lỗi OKR thường gặp

Trong quá trình áp dụng mô hình OKR, ngoài việc hiểu rõ OKR là gì doanh nghiệp cũng cần đặc biệt lưu ý đến một số lỗi thường gặp như:

  • Sử dụng phương pháp OKR để xây dựng list công việc cần thực hiện.
  • Xây dựng quá nhiều OKR dẫn đến tình trạng phân tâm, mất tập trung khi làm việc.
  • Xây dựng những mục tiêu “vô vọng” khó có khả năng thực hiện hoặc những mục tiêu quá bình thường, có thể hoàn thành dễ dàng.
  • Không tập trung hoàn toàn vào OKR đã đưa ra.
  • Thiếu sự sửa chữa, chỉnh sửa và điều chỉnh trong quá trình áp dụng OKR
okr-la-gi-5

Các lỗi thường gặp khi áp dụng mô hình OKR

Bài viết trên của VinUni đã giúp bạn hiểu rõ OKR là gì cũng như những lợi ích nổi bật của mô hình này. Áp dụng OKR không chỉ là biện pháp hiệu quả để nâng cao hiệu suất công việc mà còn góp phần tăng cường sợi dây kết nối giữa các thành viên. Việc thực hiện OKR không quá phức tạp nhưng đơn vị cần lưu ý phòng tránh những lỗi thường gặp để quá trình này diễn ra một cách suôn sẻ nhất.