Tâm lý học giáo dục là một chuyên ngành có tính đặc thù và ứng dụng cao trong xã hội. Sự cần thiết của ngành Tâm lý học mang đến nhu cầu cao trong tuyển sinh của các trường Đại học hiện nay. Vậy ngành Tâm lý học giáo dục là gì? Ứng dụng của ngành như thế nào? Cơ hội nghề nghiệp trong ngành này ra sao? Hãy cùng VinUni tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Ngành Tâm lý học là gì?
Tâm lý học giáo dục là ngành chuyên nghiên cứu về mặt tinh thần và hành vi xử sự của con người trong môi trường giáo dục và học thuật. Từ kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành này có thể đưa ra các giải pháp giáo dục cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau trong lĩnh vực giáo dục hiện nay.
Đây là một ngành học đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội hiện đai ngày nay. Nếu ngành giáo dục được phát triển tốt và toàn diện sẽ gián tiếp giúp cho đất nước phát triển hơn, con người có nguồn tri thức và đạo đức. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành giáo dục, nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh – nơi phát triển nhiều phương pháp giáo dục, cơ sở giáo dục và sự đầu tư mạnh mẽ cho việc giáo dục trong mỗi gia đình, tạo dựng cơ hội phát triển của ngành này là rất tốt.
Ngoài những môn học đại cương bắt buộc thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ứng dụng của tâm lý học trong hoạt động giáo dục qua nhiều học phần thuộc chuyên ngành như: Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học quản lý, Giáo dục học, Tâm lý và giáo dục về giới tính, Giáo dục các giá trị sống và các kỹ năng sống,… Theo định hướng chương trình đào tạo của khoa Giáo dục, cử nhân ngành Tâm lý học giáo dục được trang bị kiến thức cốt lõi về ngành khoa học xã hội – nhân văn, kiến thức cơ sở ngành, liên ngành và chuyên ngành mang tính toàn diện, khai phóng và đa dạng về Tâm lý học giáo dục nhằm hình thành các phẩm chất chuẩn mực, kỹ năng cá nhân và xã hội, phát triển năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực Tâm lý và Giáo dục cũng như các lĩnh vực khác có liên quan, đảm bảo con người có thể thích ứng với môi trường xã hội hiện đại thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Các khối thi ngành Tâm lý học giáo dục
Hiện nay, có khá nhiều bạn học sinh lựa chọn nghiên cứu và tìm hiểu về ngành Tâm lý học giáo dục. Các bạn có thể sử dụng các khối xét tuyển sau để đăng ký xét tuyển ngành Tâm lý học giáo dục vào các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh và các trường đại học khác.
Các khối được phép xét tuyển ngành Tâm lý học bao gồm:
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối D02 (Văn, Toán, tiếng Nga)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
- Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
- Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
Nội dung đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục
Cử nhân ngành Tâm lý học giáo dục được trang bị kiến thức quan trọng và cốt lõi về lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn, kiến thức cơ sở ngành, liên ngành và chuyên ngành mang tính toàn diện, khai phóng và đa dạng về Tâm lý học giáo dục nhằm hình thành phẩm chất, kỹ năng của mỗi cá nhân và toàn xã hội, phát triển năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực Tâm lý giáo dục cũng như ứng dụng trong các lĩnh vực khác có liên quan, đảm bảo thích hợp với môi trường xã hội hiện đại thời kỳ cách mạng công nghiệp hiện đại 4.0. Sinh viên có cơ hội học tập và rèn luyện trong môi trường thân thiện và chuyên nghiệp với đầy đủ các trang thiết bị, phục vụ tốt cho việc học tập và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ tâm huyết với nghề, có kiến thức chuyên môn uyên thâm, có phương pháp giảng dạy khoa học, hiện đại, giúp sinh viên phát triển được toàn bộ kỹ năng cần thiết.
Sinh viên sau khi hoàn tất chương trình cử nhân Tâm lý học giáo dục sẽ hội tụ những năng lực toàn diện với rất nhiều cơ hội việc làm như:
- Cán bộ tham vấn về tâm lý trong nhà trường, các cơ sở giáo dục, tổ chức giáo dục, trung tâm đào tạo tư vấn tâm lý, đặc biệt là trong hệ thống các trường phổ thông;
- Chuyên gia can thiệp tâm lý ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần, các cơ sở giáo dục đặc biệt;
- Giảng dạy kiến thức và nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý học, các giá trị sống, kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục bậc đại học, giáo dục về nghề nghiệp, các viện nghiên cứu, các trung tâm, công ty dịch vụ, nhà trường;
- Cán bộ chuyên trách trong các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, lao động xã hội, thanh thiếu niên, trẻ em; làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức cung ứng các dịch vụ giáo dục;
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ trước khi ra trường, có thể học ở bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ngành về Tâm lý học, Giáo dục học hoặc các ngành có liên quan.
Các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học giáo dục
Các cơ hội việc làm cho ngành tâm lý học giáo dục có thể kể đến bao gồm: giáo viên tâm lý, tư vấn viên tâm lý, nghiên cứu viên tâm lý, chuyên viên phòng trưng bày sức khỏe tâm lý, chuyên viên điều tra tâm lý, chuyên viên tổ chức sự kiện tâm lý.
Ngoài ra, những người có chuyên môn tâm lý học giáo dục còn có thể làm việc tại các trung tâm tư vấn tâm lý, tòa án, cơ quan tòa án, bệnh viện tâm lý, các trung tâm tâm lý.
- Tư vấn tâm lý học đường, làm công tác hướng nghiệp tại các trường bậc phổ thông và các cơ sở giáo dục.
- Đánh giá tâm bệnh lý và can thiệp một số rối loạn tâm lý trong các trung tâm can thiệp tâm lý, các bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần.
- Là cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan đoàn thể, các tổ chức hoạt động về chính trị- xã hội (hội phụ nữ, đoàn thanh niên, ủy ban dân số, truyền thông,..);
- Tham gia các dự án cộng đồng chăm sóc sức khỏe tâm thần, phát triển hoạt động cộng đồng của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Giảng dạy môn Tâm lý học và một số chuyên đề có liên quan tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; thiết kế và giáo dục kỹ năng sống cho cả cộng đồng .
Mức lương ngành Tâm lý học giáo dục
Mức lương trong ngành Tâm lý học giáo dục tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí làm việc, chức danh đảm nhận và địa điểm làm việc. Những người có chức danh giáo viên hoặc nhà khoa học tâm lý học có thể kiếm được mức lương cao hơn so với những sinh viên mới tốt nghiệp. Trung bình mức lương cho người làm việc trong lĩnh vực Tâm lý học giáo dục tại Việt Nam là khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng. Để có thể nâng cao mức lương trong ngành, sinh viên nên tập trung nghiên cứu để có thể nâng cao chuyên môn, phục vụ các nhu cầu của ngành hiện nay.
Các phẩm chất cần có của nhà Tâm lý học
Để học ngành Tâm lý học giáo dục và thành công trong ngành, người học cần có các phẩm chất sau:
- Khả năng tư duy logic và phân tích thông tin.
- Có hứng thú với nghiên cứu và nghiên cứu mới.
- Sự tự tin và trung thực trong quá trình giao tiếp với mọi người.
- Khả năng tìm hiểu và học hỏi kiến thức mới.
- Sự trung thực, trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công việc.
- Sự tràn đầy năng lượng và khả năng sáng tạo.
- Khả năng làm việc độc lập tốt hoặc làm việc nhóm.
Chương trình Tâm lý học tại Đại học VinUni
Chương trình Cử nhân Tâm lý học tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng, trường Đại học VinUni luôn mong muốn đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao để có thể phát triển toàn diện, có kiến thức, kỹ năng và khả năng để theo đuổi sự nghiệp thành công trong ngành tâm lý học trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp 4.0. Cơ sở lý luận cho sự phát triển chương trình giảng dạy tại VinUni là đào tạo những gì xã hội cần và người học mong muốn. Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên nền tảng lý thuyết và kiến thức ứng dụng về Tâm lý học để phát triển sự hiểu biết sâu sắc về hướng suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của con người, khả năng đánh giá chuyên môn về trạng thái tinh thần con người và tiến hành các nghiên cứu liên quan trong các lĩnh vực tâm lý học xã hội, tâm lý học học đường và tâm lý học tổ chức và kinh doanh.
Sinh viên cũng có cơ hội phát triển kiến thức liên ngành kết hợp với kiến thức công nghệ số, tư duy phản biện và khả năng sáng tạo, kỹ năng học tập suốt đời, năng lực nghiên cứu, tạo nền tảng đạo đức nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm xã hội cũng như cam kết giải quyết các thách thức và vấn đề xã hội bằng khả năng lãnh đạo và tư duy khởi nghiệp.
Sinh viên sẽ phải thực hiện một chương trình thực tập hoặc dự án cuối khóa trong năm cuối nhằm tích lũy kinh nghiệm thực tiễn thông qua việc thực hành các kỹ năng và kiến thức thu được trong chương trình học, xây dựng mạng lưới thông tin và khả năng kết nối sâu sắc hơn với các doanh nghiệp và củng cố sự phát triển nghề nghiệp tương lai cho mình.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến chuyên ngành Tâm lý học giáo dục mà VinUni muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin này phần nào đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về kiến thức và cơ hội việc làm của ngành.