Ngành Khoa học máy tính thi khối nào và học ở đâu luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các ứng viên khi tìm hiểu thông tin về Khoa học máy tính. Do xu hướng thời đại công nghệ hóa ngày càng phát triển mà lĩnh vực này đang thu hút khá nhiều sự chú ý của các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích công nghệ thông tin và hệ thống máy tính.
Các khối thi của ngành Khoa học máy tính
Ngành Khoa học máy tính thi khối nào? Đây là ngành học phức tạp và đòi hỏi khá nhiều hiểu biết về máy tính chuyên sâu để xử lý thông tin, tính tư duy logic, tính toán ứng dụng. Thế nên các khối thi của chuyên ngành này khá đa dạng để tạo điều kiện cho nhiều thí sinh có thể theo đuổi lĩnh vực này.
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- B08: Toán, Sinh học, tiếng Anh
- C01: Toán, Ngữ văn, Vật lý
- C02: Toán, Ngữ văn, Hóa học
- C04: Toán, Ngữ văn, Địa lý
- C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
- D01: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, tiếng Anh
- D08: Toán, Sinh học, tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học Tự nhiên, tiếng Anh
Ngoài hình thức xét điểm thi THPT, các trường hiện nay còn có các phương thức xét học bạ, kiểm tra đánh giá năng lực, xét kết quả học tập THPT,… để biết thêm chi tiết, các ứng viên có thể vào trực tiếp trang web trường để theo dõi cụ thể.
Làm quen với ngành Khoa học máy tính
Đi sâu hơn về câu hỏi ngành Khoa học máy tính thi khối nào sẽ là các khóa học trong ngành và phân biệt giữa Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin
Khoa học máy tính học những gì?
Với tính chất công việc đòi hỏi khá nhiều chất xám và tư duy logic, thế nên khối lượng kiến thức người học cần dung nạp cũng không ít. Dưới đây là một số khóa học tiêu biểu mà bạn sẽ gặp khi đi theo chuyên ngành này:
- Lập trình hướng đối tượng và Cơ sở dữ liệu – Object Oriented Database
- Tổ chứ máy tính – Computer Organization
- Xây dựng phần mềm – Software engineering
- Hệ điều hành – Operating Systems
- Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence (AI)
- Thiết kế thuật toán – Design and Analysis of Algorithms
- Học máy – Machine Learning
- Cơ sở dữ liệu và hệ thống cơ sở dữ liệu – Database Systems
- Thị giác máy tính – Computer Vision
- Mạng máy tính – Computer Network
- Trực quan hóa dữ liệu – Data Visualization
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên – Natural Language Processing
- An ninh mạng – Cybersecurity
- Khai phá dữ liệu và dữ liệu lớn – Data Mining
- Mật mã học – Cryptography
- Toán rời rạc – Discrete Mathematics
- Xác suất thống kê nâng cao – Engineering Statistics
Bên cạnh những khóa học trên, sinh viên còn thường xuyên thực hành, làm các dự án liên quan đến khóa học để kiểm tra trình độ và khắc phục nhược điểm.
Ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin có gì khác nhau
Mọi người vẫn hay nhầm lẫn giữa Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin với nhau. Nguyên nhân chính là vì công việc của hai ngành tương đối giống nhau và đều phải làm việc trên phần mềm, máy tính. Chúng ta có thể hiểu chúng một cách đơn giản như sau:
Khoa học máy tính mang tính học thuật và nghiên cứu sâu về các khía cạnh kỹ thuật liên quan đến máy tính và thuật toán.
Công nghệ thông tin sẽ tập trung vào việc triển khai, quản lý và hỗ trợ các hệ thống máy tính để giải quyết các nhu cầu kinh doanh và hoạt động hằng ngày.
Hai lĩnh vực này bổ sung lẫn nhau, nhưng chuyên ngành Khoa học máy tính thường sẽ đi sâu vào việc phát triển các công nghệ mới, trong khi Công nghệ thông tin sẽ tập trung vào cách áp dụng các công nghệ đó trong thực tế.
Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường và mức lương
Ngành Khoa học Máy tính mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong thời đại số hóa ngày nay. Dưới đây là một số lĩnh vực chính trong ngành và mức lương tham khảo tại nước ta:
Phát triển phần mềm – Software Development
Công việc chuyên phát triển các ứng dụng, hệ thống và phần mềm, bao gồm lập trình, kiểm tra và bảo trì.
Mức lương trung bình: 15 – 40 triệu VND/tháng.
Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence – AI
Công việc có nghiên cứu và phát triển các hệ thống tự động hóa, xử lý dữ liệu lớn, học máy và học sâu.
Mức lương trung bình: 25 – 60 triệu VND/tháng.
An ninh mạng – Cybersecurity
Nhiệm vụ người làm là đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật hệ thống máy tính, phát hiện và ngăn chặn tấn công mạng.
Mức lương trung bình: 20 – 50 triệu VND/tháng.
Khoa học dữ liệu – Data Science
Chuyên phân tích và xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các dự đoán dựa trên dữ liệu, ứng dụng trong các ngành tài chính, y tế, thương mại.
Mức lương trung bình: 20 – 50 triệu VND/tháng.
Phát triển Web – Web Development
Công việc xây dựng và bảo trì các trang web, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và hiệu suất trang web.
Mức lương trung bình (Việt Nam): 12 – 35 triệu VND/tháng.
Kỹ sư hệ thống – Systems Engineering
Chuyên quản lý, phát triển và giám sát các hệ thống mạng, cơ sở hạ tầng CNTT của tổ chức.
Mức lương trung bình: 15 – 45 triệu VND/tháng.
Lập trình viên di động – Mobile Development
Công việc phát triển ứng dụng di động cho các hệ điều hành như Android và iOS.
Mức lương trung bình: 15 – 40 triệu VND/tháng.
Điện toán đám mây – Cloud Computing
Phát triển và quản lý các hệ thống đám mây, cung cấp dịch vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu qua mạng Internet.
Mức lương trung bình: 25 – 55 triệu VND/tháng.
Lập trình viên Blockchain – Blockchain Development
Tập trung phát triển các hệ thống blockchain, ứng dụng trong tiền điện tử, hợp đồng thông minh và bảo mật dữ liệu.
Mức lương trung bình: 20 – 60 triệu VND/tháng.
Robot học – Robotics
Công việc chính là chuyên phát triển và lập trình robot cho sản xuất, y tế, và các lĩnh vực khác.
Mức lương trung bình: 20 – 50 triệu VND/tháng.
Mức lương trên đây mang tính chất tham khảo, thực tế, nó còn tùy thuộc vào kinh nghiệm, vị trí và quy mô công ty. Ngành Khoa học Máy tính hiện có nhu cầu lớn và mức lương thường tăng trưởng nhanh khi bạn có kinh nghiệm và chuyên môn tốt.
Kỹ năng cần thiết để học ngành Khoa học máy tính
Đối với ngành Khoa học máy tính, những kỹ năng sau đây là không thể thiếu để có thể phát triển trong môi trường công việc.
Kỹ năng lập trình
Vì lập trình là kỹ năng cơ bản để phát triển phần mềm, ứng dụng, và giải quyết các vấn đề công nghệ. Bạn phải thành thạo ít nhất một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình như Python, Java, C++, JavaScript.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Khoa học máy tính là lĩnh vực yêu cầu sự logic và sáng tạo để giải quyết các bài toán phức tạp. Chính vì thế nó đòi hỏi bạn phải có khả năng phân tích vấn đề, đưa ra giải pháp sáng tạo, hiệu quả và áp dụng thuật toán phù hợp.
Hiểu biết về thuật toán và cấu trúc dữ liệu
Bạn cần hiểu sâu về các thuật toán cơ bản và các cấu trúc dữ liệu để hiệu suất phần mềm được hoạt động tối ưu.
Tư duy logic và toán học
Ngành học yêu cầu bạn biết cách áp dụng toán học, đặc biệt là đại số, xác suất, thống kê trong việc giải quyết vấn đề. Tư duy toán học chính là nền tảng của nhiều thuật toán và công nghệ trong khoa học máy tính, đặc biệt trong AI và machine learning.
Kỹ năng làm việc với hệ thống và cơ sở dữ liệu
Kiến thức về hệ thống và cơ sở dữ liệu giúp bạn phát triển các ứng dụng và hệ thống mạnh mẽ, tối ưu hơn. Thế nên hiểu cách hoạt động của hệ điều hành, mạng máy tính và các cơ sở dữ liệu như MySQL, MongoDB là rất cần thiết.
Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp
Khoa học máy tính thường yêu cầu bạn làm việc cùng các nhóm phát triển phần mềm hoặc nghiên cứu. Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp hiệu quả và khả năng làm việc trong các nhóm liên ngành sẽ giúp bạn nắm rõ yêu cầu từ đồng nghiệp, khách hàng và triển khai giải pháp phù hợp.
Khả năng tự học và cập nhật công nghệ mới
Công nghệ luôn thay đổi, vì vậy khả năng học hỏi nhanh là một yếu tố then chốt để chúng ta không bị tụt hậu. Đặc biệt, ngành Khoa học máy tính yêu cầu bạn có khả năng tiếp thu nhanh và sẵn sàng học hỏi các công nghệ mới như AI, blockchain, DevOps.
Học ngành Khoa học máy tính ở đâu?
Trường Đại học VinUni là trường tư thục phi lợi nhuận được thành lập bởi tập đoàn Vingroup – tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Trường đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania. Vì thế tất cả các yếu tố như: chương trình giảng dạy, nghiên cứu, giảng viên, sinh viên, cơ sở vật chất và đời sống sinh viên, đều được phát triển để đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất của các tổ chức kiểm định và xếp hạng hàng đầu thế giới.
Tham gia chương trình Cử nhân Khoa học máy tính thuộc Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính, sinh viên khi học sẽ được tiếp cận đa dạng các lĩnh vực để từ đó theo đuổi đam mê dựa trên điểm mạnh và định hướng của bản thân. Bạn cũng sẽ được tạo cơ hội tham gia các cuộc thi về khoa học và kỹ thuật để xây dựng tư duy giải quyết vấn đề, đồng thời áp dụng kiến thức đã được học vào triển khai các dự án thực tế.
Đặc biệt hơn hết, các bạn sinh viên năm nhất cũng được trao cơ hội tham gia những dự án nghiên cứu cùng các giáo sư, giảng viên VinUni – họ đều là những người dày dặn kinh nghiệm ở các trường đại học hàng đầu thế giới. Đây sẽ là cơ hội lớn giúp các sinh viên có thêm định hướng, hỗ trợ và cố vấn từ đội ngũ giáo sư tầm cơ của Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính VinUni.
Vậy là chúng ta vừa giải đáp cho câu hỏi ngành Khoa học máy tính thi khối nào. Nếu như bạn đang nuôi dưỡng đam mê trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học máy tính thì VinUni chính là môi tường phù hợp để bạn từng bước chinh phục đam mê đó.