Hiện nay, hầu hết mọi người đều xem tiếng Anh là ngôn ngữ thiết yếu vì nó mang lại nhiều lợi ích trong công việc và cuộc sống. Tiếng Anh không chỉ giúp bạn dễ dàng kết nối với mọi người trên toàn thế giới mà còn tăng thêm nhiều cơ hội trong công việc. Song bên cạnh đó có nhiều người bị mất gốc Tiếng Anh khiến họ mất cơ hội kết nói và cơ hội việc làm tốt. Vậy mất gốc tiếng Anh là gì và bạn có phải là người mất gốc tiếng Anh hay không? Để trả lời câu hỏi trên, bạn hãy theo dõi bài viết sau để chỉ ra nguyên nhân và lộ trình học tiếng Anh cho người bị mất gốc hiệu quả nhằm giúp bạn lấy lại được vốn kiến thức cơ bản và quan trọng.
Thế nào là mất gốc tiếng Anh?
Nhiều người tìm kiếm lộ trình học tiếng Anh cho người bị mất gốc nhưng không hiểu thế nào là mất gốc tiếng Anh.
Nói một cách cụ thể, mất gốc tiếng Anh có nghĩa là bạn không nắm được các kiến thức cơ bản của môn học này, chẳng hạn như các thì cơ bản, cấu trúc ngữ pháp thông dụng, từ vựng thường dùng hoặc cách phát âm. Một khi mất gốc tiếng Anh, bạn gặp khó khăn trong việc giải quyết khối lượng bài tập ở trường lớp, không theo kịp chương trình, ngoài ra, bạn cũng không dám sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong công việc, cuộc sống, bị hạn chế trong giao tiếp bằng tiếng Anh cũng được gọi là mất gốc.
Vì sao bị mất gốc tiếng Anh?
Trên thực tế, có rất nhiều người dành thời gian học tiếng Anh, từ học ở trường tới các trung tâm Anh ngữ nhưng cuối cùng vẫn không đạt được kết quả gì, có rất nhiều nguyên nhân gây ra điều này, cụ thể như:
- Thiếu chú ý, không tập trung khi học
- Không chú trọng việc học tiếng Anh, học đối phó hời hợt
- Thiếu kiên nhẫn khiến học viên phải quay trở về vạch xuất phát ban đầu khi học một ngôn ngữ mới.
- Sử dụng sai phương pháp học
- Hầu hết những người mất gốc tiếng Anh đều rất ngại giao tiếp vì sợ nói sai và không thể hiểu được những gì người khác nói.
- Không dành thời gian thực hành, luyện tập
- Khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ,…
Lộ trình học tiếng Anh cho người bị mất gốc
Tự học tiếng Anh cho người mất gốc có kết quả nhanh, bạn cần phải kiên trì và có lộ trình nhất định. Bởi vì kiến thức Anh ngữ rất rộng, nếu không có lộ trình, bạn sẽ khó xác định được mình cần học gì, học như thế nào…
Dưới đây sẽ là lộ trình gồm 8 giai đoạn hướng dẫn bạn cách tự học tiếng Anh hiệu quả cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu và thời gian học tiếng Anh
Không chỉ riêng việc học ngoại ngữ mà với bất kỳ một môn học nào, muốn đạt được kết quả tốt cần xác định mục tiêu. Đó chính là cái đích mà bạn cần hướng tới. Mục tiêu cũng giúp bạn theo dõi sự tiến bộ của mình.
Đối với tiếng Anh, bạn có thể đặt ra cho mình những mục tiêu như:
• Trong vòng 3 tháng: có thể nắm được các kiến thức tiếng Anh căn bản về từ vựng và ngữ pháp; nghe hiểu cơ bản; viết được nhiều đoạn văn tiếng Anh về các chủ đề khác nhau…
• Trong vòng 6 tháng: Có thể nói chuyện, giao tiếp với người khác về các chủ đề đơn giản như giới thiệu bản thân, thời tiết, thể thao, du lịch…
• Sau 9 tháng học tiếng Anh: Có thể đạt một số chứng chỉ tiếng Anh quan trọng cho học tập và công việc.
Giai đoạn 2: Lộ trình học tiếng Anh cho người bị mất gốc – Học phát âm tiếng Anh
Đối với những người mất gốc, lộ trình tự học tiếng Anh phải bắt đầu từ việc học phát âm. Bởi vì phát âm chuẩn là nền tảng để đọc đúng, nghe tốt và diễn đạt cho người nghe hiểu được.
Hãy học phát âm chuẩn bằng cách luyện đọc 44 âm trong bảng phiên âm tiếng Anh IPA (Interational Phonetic Alphabet). Đây là một việc làm tương đối khó, bạn nên tải phần mềm về luyện tập mỗi ngày hoặc tham khảo các video hướng dẫn trực tuyến. Bằng cách này, bạn có thể đọc chuẩn xác từng âm bài bản ngay từ đầu.
Giai đoạn 3: Học từ vựng tiếng Anh
Bước tiếp theo trong lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc là học từ vựng mới mỗi ngày. Phần lớn hầu hết các học viên ngại giao tiếp tiếng Anh xuất phát từ việc vốn từ vựng không đủ, không biết nên diễn đạt ý như thế nào. Để khắc phục được vấn đề này, cũng như mở rộng thêm vốn từ vựng tiếng Anh, bạn nên áp dụng theo những cách sau:
- Xác định mục tiêu số lượng từ cần học mỗi ngày: Mới bắt đầu học từ vựng, bạn có thể chọn từ 5-10 từ vựng. Đặc biệt, bạn nên chọn các từ vựng cùng chủ đề để nhanh thuộc và nhớ nghĩa của từ hơn. Một số chủ đề từ vựng đơn giản mà người mất gốc tiếng Anh nên học như: màu sắc, ngày tháng, số từ, loài hoa, trái cây, thực phẩm, động vật…
- Học từ vựng mới trên nhiều nguồn tài liệu: Bạn có thể lựa chọn học từ vựng mới trên nhiều nguồn tài nguyên khác nhau như trang web, ứng dụng di động, flashcard. Ngoài ra, học viên còn có thể học từ vựng mới thông qua các bài video, bài nhạc giúp tăng thêm tính thú vị cho việc học.
- Chọn phương pháp học hiệu quả: Đối với những người mất gốc tiếng Anh, nên ghi chép lại từ vựng và sử dụng chúng trong các mẫu câu giao tiếp đơn giản. Điều này sẽ giúp bạn học nhanh và nhớ lâu hơn. Đồng thời, hãy song song học cách phát âm của từ để hình thành thói quen đọc đúng.
Giai đoạn 4: Học cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản
Lộ trình tự học tiếng Anh tại nhà chắc chắn không thể bỏ sót phần ngữ pháp. Đây là kiến thức quan trọng để bạn có thể xây dựng được các câu tiếng Anh đúng và đầy đủ ý nghĩa.
Phần ngữ pháp tiếng Anh khá rộng, hãy chọn cho mình một quyển sách phù hợp với trình độ của bạn. Ngoài học các cấu trúc ra, bạn cũng nên thường xuyên làm bài tập ngữ pháp.
Dưới đây là một số đơn vị kiến thức ngữ pháp tiếng Anh mà người bị mất gốc cần chú trọng:
• Các thì cơ bản trong tiếng Anh: Thì hiện tại đơn, Thì quá khứ đơn, Thì hiện tại hoàn thành, Thì quá khứ tiếp diễn,…
• Các loại từ: Danh từ, Tính từ, Động từ, Đại từ, Trạng từ,…
• Các dạng câu hỏi cơ bản: Câu hỏi có từ để hỏi như What, When, Why, Who…; Yes/No Question; câu hỏi lựa chọn…
• Cấu trúc câu tiếng Anh: Câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn, câu so sánh…
Giai đoạn 5: Lộ trình học tiếng Anh cho người bị mất gốc – Luyện nghe tiếng Anh
Với những người mất gốc thì bạn cần xây lộ trình tự học tiếng Anh tại nhà cụ thể, đặc biệt là với việc nghe vì luyện nghe tiếng Anh đòi hỏi phải có sự kiên trì, thực hiện hàng ngày với trung bình mỗi ngày bạn nên dành 30 phút – 1 giờ luyện nghe để có kết quả tốt. Dưới đây là một số mẹo để bạn luyện nghe tiếng Anh theo 4 bước sau:
Nghe hết toàn bộ video
Sau khi bạn đã lựa chọn được chủ đề nghe, hãy nghe hết toàn bộ video một lượt. Trong quá trình nghe, đừng dừng lại. Cố gắng nghe hết và nắm bắt nội dung chính của video. Trường hợp đã nghe đi nghe lại quá nhiều lần mà vẫn chưa nắm bắt được ý chính của video, bạn cần chọn bài nghe dễ hơn so với trình độ của mình.
Note-taking (Ghi chú)
Bạn cần chuẩn bị cho mình giấy bút để ghi chép lại những gì nghe hiểu được. Lưu ý ở bước này, bạn cũng nghe video một mạch mà không dừng lại như bước 1. Vì tốc độ nói trong bài sẽ nhanh hơn bạn viết nên bạn chỉ cần take note lại những nội dung căn bản nhất.
Chép lại chính tả
Đến bước này, bạn có thể dừng lại sau mỗi câu hoặc đoạn ngắn để ghi chép lại những gì mình nghe được. Sau đó bạn kiểm tra, đối chiếu để xem từ vựng và ngữ pháp mình ghi lại đã đúng hay chưa. Bước này giúp bạn kiểm tra được lỗi ngữ pháp, từ vựng hoặc phát âm của mình.
Nghe và kiểm tra lại
Bước cuối cùng trong việc luyện nghe là bạn nghe và kiểm tra lại. Hãy so sánh những gì bạn nghe được với nội dung của bài để tìm ra lỗi sai và điểm yếu của mình.
Giai đoạn 6: Luyện đọc tiếng Anh
Bước luyện đọc trong lộ trình học tiếng Anh cho người bị mất gốc cũng rất quan trọng bới đây là một kỹ năng bắt buộc do đó bạn nên dành thời gian mỗi ngày để nghiêm túc luyện đọc.
Khi đọc tiếng Anh, các chuyên gia khuyên người học không nên đọc thầm mà đọc to văn bản để rèn luyện kỹ năng phát âm và nghe tiếng Anh. Bạn nên chọn đoạn văn ngắn phù hợp với trình độ để luyện đọc sau đó mới tăng dần lên với những đoạn dài và khó hơn.
Trong quá trình đọc, nếu bạn gặp từ mới hoặc những từ mà chưa biết phát âm như thế nào thì nên dừng lại để tra từ điển, cách làm này cũng giúp bạn học từ mới một cách chủ động mà cũng mang lại hiệu quả cao.
Giai đoạn 7: Luyện nói tiếng Anh
Luyện nói tiếng Anh một cách lưu loát, trôi chảy và vượt qua rào cản tâm lý sợ sai là điều rất khó, đặc biệt là với những người bị mất gốc tiếng Anh. Bạn hãy thực hiện theo các gợi ý sau nhé:
Thực hành nói với chính mình
Dựa vào những gì bạn nghe và đọc được, hãy tập tự nói với chính mình bằng cách bạn có thể phân thân đóng 2 vai như một cuộc hội thoại để rèn nói tiếng Anh tự nhiên và trôi chảy.
Thực hành nói với bạn bè
Nếu có thể, hãy tập nói tiếng Anh với bạn bè hoặc người cùng học với bạn, đây là cách giúp luyện phản xạ và cải thiện khả năng phát âm sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến bộ nếu thường xuyên luyện nói theo cách này.
Tham gia cộng đồng giao tiếp tiếng Anh
Đặt mình trong môi trường giao tiếp Anh ngữ chính là cách giúp bạn cải thiện khả năng nghe nói, quan trọng là bạn đừng sợ sai và cũng đừng tự ti về khả năng ngoại ngữ của mình vì chỉ khi bạn tham gia nói tiếng Anh với người ngoại quốc hoặc người có trình độ tiếng Anh tốt, điều đó sẽ giúp bạn sẽ tiến bộ từng ngày.
Giai đoạn 8: Lộ trình học tiếng Anh cho người bị mất gốc – Luyện viết tiếng Anh
Luyện viết tiếng Anh là cách giúp bạn phát hiện ra mình sai ở đâu, yếu ở điểm nào và quá trình luyện viết bạn cũng nên tập luyện và giữ thói quen thực hiện hàng ngày, bắt đầu từ viết nháp nhiều lần, vừa viết vừa củng cố từ mới và ngữ pháp. Sau khi đã có vốn từ tốt hơn, bạn nên luyện viết theo chủ đề hoặc viết email, thư.
Trên đây là toàn bộ 8 giai đoạn cụ thể trong lộ trình học tiếng Anh cho người bị mất gốc siêu gọn nhẹ và hiệu quả mà VinUni muốn gửi tới bạn đọc. Hãy tuân thủ các bước cơ bản trên cùng với sự kiên trì, nổ lực hết mình để đạt được những kết quả mong đợi nhé! Hi vọng với những thông tin mà VinUni vừa cung cấp bên trên sẽ giúp bạn chuẩn bị cho mình một chiến lược học tiếng Anh cũng như ôn luyện thi IELTS hiệu quả.
Hiện nay, VinUni có khóa học Pathway English dành cho các bạn sinh viên đang muốn cải thiện trình độ và thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ khi muốn xét tuyển vào trường nhưng chưa đạt yêu cầu trình độ IELTS tiếng Anh từ 6.5 và không có kỹ năng nào dưới 6.0. Khi kết thúc khóa học này, các bạn sinh viên sẽ phát triển các kỹ năng đọc, nghe, nói và viết tiếng Anh học thuật cơ bản cũng như nâng cao kiến thức về ngữ pháp quy định, phát âm và từ vựng học thuật. Các lớp học hoạt động sôi nổi bao gồm nhiều dạng bài học như thảo luận nhóm, nhiệm vụ và các hoạt động học tập trực tuyến.