Kinh tế học vi mô là gì? Tổng quan về Kinh tế học vi mô

16/09/2023

Kinh tế học vi mô là gì? Đây là kiến thức cơ bản quan trọng không kém Kinh tế học vĩ mô. Nó là nền tảng để chúng ta hiểu và phân tích các hoạt động kinh tế ở cấp độ cá nhân, doanh nghiệp và thị trường. Nắm bắt tốt kiến thức Kinh tế vi mô sẽ giúp chúng ta xây dựng nền móng thông tin vững chắc, để tiến sâu hơn vào thế giới Kinh tế học đầy phức tạp.

kinh-te-hoc-vi-mo-la-gi-tong-quan-ve-kinh-te-hoc-vi-mo-hinh-anh-1

Kinh tế học vi mô là gì? Có gì khác với Kinh tế học vĩ mô?

Kinh tế học vi mô là gì?

Kinh tế học vi mô là gì? Kinh tế học vi mô – Microeconomics là một nhánh của kinh tế học tập trung vào việc nghiên cứu hành vi của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức trong việc ra quyết định và tương tác trên thị trường.

Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng, khả năng cung ứng hàng hóa của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, nó còn bàn đến mối liên hệ giữa hàng hóa và giá cả trên thị trường, cũng như các tác nhân gây ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa.

Các chủ đề chính trong Kinh tế học vi mô bao gồm:

  • Cung và cầu
  • Hành vi người tiêu dùng
  • Quá trình sản xuất
  • Cấu trúc thị trường
  • Lợi ích cận biên
  • Giá cả thị trường

Phân biệt Kinh tế học vi mô và vĩ mô

Như chúng ta đều biết, Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô đều là hai nhánh quan trọng trong kinh tế học. Mỗi nhánh đều có phạm vi và đối tượng nghiên không giống nhau, bảng phân tích dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn giữa Kinh tế vi mô và vĩ mô.

Kinh tế học vi mô Kinh tế học vĩ mô
Phạm vi nghiên cứu Các đơn vị kinh tế nhỏ như cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. Các hiện tượng kinh tế trên quy mô lớn, thường ở cấp độ quốc gia hoặc toàn cầu.
Mục tiêu nghiên cứu Tập trung tối đa hóa lợi ích hoặc lợi nhuận cho các cá nhân và doanh nghiệp. Phân tích việc sử dụng tài nguyên hạn chế để đạt được mục tiêu kinh tế. Tập trung ổn định và tăng trưởng nền kinh tế tổng thể. Nó quan tâm đến việc duy trì ổn định giá, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Công cụ phân tích Sử dụng các công cụ như cung và cầu, hành vi người tiêu dùng, chi phí sản xuất, cấu trúc thị trường và phân tích lợi ích biên. Sử dụng các chỉ số như GDP, CPI, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái, các mô hình vĩ mô như mô hình IS-LM và AD-AS.
Các vấn đề nghiên cứu Cách xác định giá cả trên thị trường, quyết định sản xuất của doanh nghiệp, tối đa hóa tiện ích của người tiêu dùng và phân bổ tài nguyên hiệu quả. Các vấn đề như nguyên nhân – hậu quả của lạm phát, thất nghiệp, suy thoái kinh tế, tác động của các chính sách tài khóa và tiền tệ đến nền kinh tế.
Ví dụ Công ty quyết định giá bán cho sản phẩm  dựa trên chi phí sản xuất và cạnh tranh.

Một gia đình lựa chọn mua loại xe dựa trên ngân sách và sở thích cá nhân.

Chính phủ quyết định tăng hoặc giảm lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia.

Tầm ảnh hưởng đối với nền kinh tế

Có thể thấy, khả năng nghiên cứu của Kinh tế học vi mô chỉ trong phạm vi kinh tế nhỏ của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. Thế nhưng, tầm qua trọng của nó là không hề đơn giản:

  • Xác định hành vi người tiêu dùng và doanh nghiệp

Kinh tế học vi mô giúp chúng ta hiểu cách khách hàng ra quyết định mua sắm dựa trên sở thích, thu nhập và giá cả. Đây là yếu tố quan trọng để chúng ta dự đoán nhu cầu trên thị trường và phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào kiến thức kinh tế này mà đưa ra các quyết định sản xuất, giá cả, phân phối sản phẩm. Qua đó, doanh nghiệp tối ưu hóa được hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận.

  • Phân bổ nguồn lực hiệu quả

Kinh tế vi mô nghiên cứu cách các nguồn lực như lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên được phân bổ và sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Việc tối ưu hóa phân bổ nguồn lực giúp nền kinh tế hoạt động trơn tru và giảm thiểu lãng phí.

  • Xác định giá cả trên thị trường

Dựa vào sự tương tác giữa cung và cầu mà chúng ta có thể xác định được giá cả và sản lượng trong thị trường. Điều này cũng cần thiết cho việc dự đoán biến động giá cả và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

  • Điều chỉnh các chính sách kinh tế

Phân tích vi mô sẽ cung cấp dữ liệu và hiểu biết cho các nhà hoạch định chính sách khi đưa ra các quyết định liên quan đến thuế, trợ cấp và quy định thị trường. Các chính sách dựa trên kinh tế học vi mô có thể giúp điều chỉnh thị trường để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội như: bình đẳng, tăng trưởng bền vững và giảm thiểu thất nghiệp.

  • Nền tảng cho Kinh tế học vĩ mô

Thực tế, các hiện tượng kinh tế ở cấp độ vĩ mô như lạm phát, thất nghiệp đều bắt nguồn từ các quyết định vi mô của cá nhân và doanh nghiệp. Thế nên, nắm bắt được kiến thức vi mô là cần thiết để phân tích và giải thích các hiện tượng kinh tế vĩ mô.

kinh-te-hoc-vi-mo-la-gi-tong-quan-ve-kinh-te-hoc-vi-mo-hinh-anh-2

Hiểu rõ vi mô giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư thông minh

Nếu bạn có hứng thú và đam mê với các kiến thức trong lĩnh vực Kinh tế học thì chương trình Cử nhân Kinh tế tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng thuộc trường Đại học VinUni sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Chương trình học sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế, kiến thức liên ngành cũng như công nghệ số, tư duy phản biện, đạo đức nghề nghiệp,…

Đặc biệt, chương trình đào tạo tại VinUni được xác thực chất lượng bởi Đại học Cornell và được thiết kế bởi đội ngũ chuyên gia học thuật quốc tế hàng đầu. Các bạn sinh viên sẽ được học toàn bộ bằng tiếng Anh và sẽ có những cơ hội học tập trao đổi toàn cầu không phát sinh học phí vô cùng hấp dẫn.

kinh-te-hoc-vi-mo-la-gi-tong-quan-ve-kinh-te-hoc-vi-mo-hinh-anh-3

Các cử nhân Kinh tế học tại VinUni có nhiều cơ hội làm việc tại những tập đoàn hàng đầu.

Trên đây là những thông tin cơ bản để giải đáp cho câu hỏi Kinh tế học  vi mô là gì. Nó được xem như là một công cụ để phân tích, dự đoán và tối ưu hóa các hoạt động kinh tế ở cấp độ cá nhân và doanh nghiệp. Kinh tế học vi mô không chỉ quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp, cá nhân đưa ra quyết định kinh tế tốt hơn, mà còn là cơ sở cho việc xây dựng các chính sách kinh tế hiệu quả nhằm cải thiện phúc lợi xã hội.