Khám phá tất tần tật về Ecommerce Marketing

06/06/2023

Ecommerce Marketing là gì? Có những kênh Ecommerce Marketing phổ biến nào? Để có thể hiểu sâu hơn thông tin về mảng Ecommerce Marketing, hãy cùng VinUni tìm hiểu về những thông tin thú vị và bổ ích của mảng Marketing này thông qua bài viết sau đây nhé!

Ecommerce Marketing - Hình 1

Ecommerce Marketing là lĩnh vực thúc đẩy nhận thức và hành động khách hàng về các sản phẩm trên nền tảng trực tuyến

Ecommerce Marketing là gì?

Ecommerce Marketing là lĩnh vực hoạt động nhằm thúc đẩy cả về nhận thức và hành động khi doanh nghiệp tiến hành bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên các nền tảng online. Theo đó, các nhà tiếp thị thương mại điện tử có thể sử dụng các nền tảng Social Media, SEO, Digital Content và các chiến dịch Email Marketing để quảng bá và thu hút nhiều khách truy cập và mua hàng trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng hơn. Dưới đây là một số kênh Marketing phổ biến và thường thấy để quảng cáo cho các cửa hàng trực tuyến.

Ecommerce Marketing - Hình 2

Các nhà tiếp thị thương mại điện tử có thể sử dụng nhiều nền tảng để quảng bá sản phẩm

Những kênh Ecommerce Marketing phổ biến nhất hiện nay

Ecommerce Marketing không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng online. Các doanh nghiệp áp dụng một hoặc nhiều trong số các kênh sau đây:

Social Media Marketing

Hiện nay hầu hết các thương hiệu, kênh truyền thông quảng cáo và doanh nghiệp khi ra mắt thị trường đều bắt đầu xây dựng với các trang mạng xã hội nhằm kết nối và đăng tải nội dung tiếp thị tới các khách hàng mục tiêu.
Các thành công trên kênh Social Media còn phụ thuộc vào việc bạn sử dụng hình ảnh và nội dung nào để thu hút sự chú ý của khách hàng và lưu lượng truy cập vào các trang sản phẩm của bạn. Trường hợp các website về thương mại điện tử cần phải đảm bảo tính trực quan cao nhất và đặc biệt là phải đưa hình ảnh sản phẩm của mình thật nổi bật.

Instagram là một nền tảng xã hội khá thích hợp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử vì nó cho phép người dùng đăng ảnh chụp các sản phẩm khá sắc nét, nổi bật và từ đó mở rộng phạm vi tiếp cận sản phẩm của bạn ra ngoài trang mua hàng.

Người dùng được phép điều chỉnh các bài đăng của mình làm sao để hiệu quả hơn bằng cách tạo nội dung hay nhằm tiếp cận khách truy cập và khiến họ thực hiện hành động mua hàng. Một trong những ví dụ điển hình chính là hành động quảng cáo hiển thị đưa người dùng trực tiếp vào giỏ hàng, kích thích họ mua hàng. Bằng cách này giúp bạn loại bỏ tỷ lệ thất thoát người dùng trong quá trình mua hàng.

Ngoài ra, các cá nhân tiếp thị cũng có thể sử dụng trang Facebook để chia sẻ phản hồi tích cực về các dòng sản phẩm, hoặc thu hút đánh giá của khách hàng trên cửa hàng trực tuyến sau khi mua hàng.

Content Marketing

Content Marketing là hình thức tiếp thị thông qua các hình thức như viết blog và video nhằm nâng cao thứ hạng trang web trong các công cụ tìm kiếm và có mối liên hệ đối với các câu hỏi về lĩnh vực của bạn. Để Content Marketing đạt hiệu quả cao thì chất lượng nội dung cần phải được đảm bảo và thu hút nhất có thể.

Email Marketing

Tiếp thị qua email là một trong những hình thức truyền thống lâu đời nhất trong Digital Marketing nhưng vẫn hiệu quả đến ngày nay.
Ưu điểm nổi bật nhất khi tiếp thị bằng email là hoàn toàn hoạt động có thể được thiết lập tự động hóa (automation). Người dùng có thể thiết lập một chiến dịch dành cho những người đăng ký được phân theo nhóm dựa trên sở thích hoặc giai đoạn cần của khách hàng và để cho chiến dịch chạy tự động.
Tuy nhiên, để đảm bảo chiến dịch này được hiệu quả bạn cần phải chọn lọc và phân nhóm rất kỹ danh sách các email để gửi đúng nội dung phù hợp tới từng nhóm đối tượng, tránh làm phiền tới khách hàng khiến họ khó chịu và không quan tâm.

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)

Hầu hết thương hiệu hiện nay đều sử dụng hình thức tiếp thị liên kết, nhất là các website trong mảng thương mại điện tử. Các đại lý là những cá nhân hoặc doanh nghiệp thường có hoạt động giúp bán sản phẩm của bạn trực tuyến để thu lấy nguồn hoa hồng. Không giống như hầu hết những influencers trên các phương tiện truyền thông xã hội, các publisher tạo ra ra content thu hút sự quan tâm đến các sản phẩm thông qua các chiến thuật tiếp thị quen thuộc nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Họ thường áp dụng hình thức quảng cáo trả phí, tiếp thị nội dung thu hút và các phương tiện khác để thu thập lưu lượng truy cập đến các trang của họ có chứa sản phẩm cần thiết.

Search Engine Marketing (SEM)

Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (SEM) bao gồm cả việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và hình thức quảng cáo trả phí. Mặc dù kỹ thuật SEO dựa vào kiến thức về thuật toán xếp hạng của Google để có thể tối ưu hóa nội dung, SEM lại có khả năng liên quan đến các chiến dịch trả phí cho mỗi lượt click (PPC), chiến dịch hiển thị hình ảnh hoặc chiến dịch quảng cáo dành riêng cho các sản phẩm (như Google Shopping). Hình thức tiếp thị này cho phép bạn trả tiền để cho phép hình ảnh xuất hiện tại các vị trí hàng đầu trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

Influencer Marketing

Influencer marketing là hình thức tiếp thị tập trung vào những người hoặc thương hiệu có ảnh hưởng đến thị trường mục tiêu của bạn. Đó có thể là chủ tài khoản Instagram có hàng nghìn hoặc hàng triệu người theo dõi, nhưng nó cũng có thể có nghĩa là một người nổi tiếng hoặc cộng đồng liên quan đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Người có ảnh hưởng nhằm xây dựng cộng đồng những người biết, thích và tin tưởng những nội dung họ quảng bá. Do đó, thật dễ dàng để họ thu hút sự chú ý xung quanh sản phẩm của bạn thông qua hành động review hoặc đăng bài được tài trợ.

Local Marketing

Local Marketing cho phép bạn nắm lấy thị trường khách hàng bằng việc cung cấp các chính sách ưu đãi cho khách hàng tiềm năng nằm quanh khu vực của bạn. Phương pháp này là hình thức theo dõi cookie để xác định vị trí của khách hàng tiềm năng của bạn. Sau đó, cung cấp chính sách giảm giá vận chuyển hoặc miễn phí vận chuyển cho khách hàng tiềm năng trong các khu vực nơi gần kho lưu trữ hoặc đơn vị vận chuyển. Chi phí đó nhằm mục đích có được một khách hàng mới chỉ bằng giá trị ưu đãi.

Một số ví dụ thực tế về Ecommerce Marketing

Dưới đây là một số ví dụ thực tế về Ecommerce Marketing mang lại hiệu quả khá lớn:

Cocoon là một thương hiệu mỹ phẩm organic nổi tiếng tại thị trường Việt Nam khai thác rất tốt các nền tảng mạng xã hội như Facebook. Thương hiệu luôn duy trì được lượt tương tác lớn và gắn kết với khách hàng thông qua minigame, giveaway quà tặng, chương trình ưu đãi. Hơn nữa, hình ảnh thương hiệu được xây dựng khá hiệu quả thông qua những chiến dịch mang lại giá trị cộng đồng rất lớn – đúng với tinh thần thương hiệu.

Ecommerce Marketing - Hình 4

Cocoon áp dụng hiệu quả Ecommerce Marketing nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn.

Nhiều thương hiệu mỹ phẩm sử dụng hình thức Influence Marketing quảng bá sản phẩm của mình thông qua các kênh tiktok cá nhân có tiếng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và kích thích họ mua hàng.

Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp những thắc mắc liên quan đến Ecommerce Marketing mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Ecommerce Marketing hiện đang được ưa chuộng và ứng dụng khá rộng rãi nhờ vào hiệu quả mà chúng mang lại cho doanh nghiệp. Khách hàng tiềm năng của các thương hiệu lớn đều đến từ các hoạt động cả Ecommerce Marketing.

Banner footer