Học quản trị kinh doanh lương bao nhiêu và yếu tố nào quyết định?
Quản trị kinh doanh là một trong những ngành có lượng kiến thức khá rộng và đòi hỏi người học có nhiều kĩ năng. Vậy học quản trị kinh doanh lương bao nhiêu và làm thế nào để có được mức lương cao? Hãy cùng VinUni tìm hiểu kĩ hơn nhé!
Khái quát về ngành quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh là một trong những ngành học khá phổ biến và có độ phủ sóng lớn và đa dạng nhất, đáp ứng các nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của ngành kinh tế và công nghiệp hiện đại. Với quy mô và phạm vi kiến thức rộng lớn từ quản lý lĩnh vực tài chính, quản trị nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, đến quản trị chiến lược, quản lý thông tin, ngành quản trị còn trang bị những kĩ năng mềm quan trọng đáp ứng của các công việc này.
Nguyên tắc quản trị, kinh tế, kế toán và quản trị tiếp thị, cũng như các khóa học chuyên sâu về lãnh đạo, phân tích dữ liệu và quản lý dự án là những kiến thức được trang bị cho sinh viên trong chương trình học.
Ngành quản trị kinh doanh không chỉ tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội phát triển ở các vị trí công việc trong các công ty quốc tế và cơ quan quản lý, mà cũng tạo điều kiện cho việc khởi nghiệp của mỗi cá nhân.
Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Không chỉ sinh viên mà cả các bậc phụ huynh cũng thường quan tâm đến vấn đề này khi chọn học ngành quản trị kinh doanh hay không? Tại sao không nên học ngành quản trị kinh doanh? Dưới đây là một số định hướng nghề nghiệp mà bạn có thể theo đuổi ngành quản trị kinh doanh:
- Quản lý dự án: Nếu ứng viên là người yêu thích về lĩnh vực tổ chức và quản lý các dự án, thì đây là một trong những lựa chọn. Ở đây, nếu sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh sẽ có cơ hội làm các vị trí về giám sát và điều hành các dự án từ giai đoạn lập kế hoạch đến việc thực thi, giải quyết các vấn đề phát sinh và đánh giá hiệu suất và hiệu quả công việc.
- Quản trị tiếp thị: Ngoài công việc liên quan đến quảng bá sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh, sinh viên cũng phải được cung cấp thông tin về thị trường và khách hàng, phát triển các chiến lược marketing
- Quản lý nhân sự: Ở vị trí này, sinh viên phải có kĩ năng xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tích cực, giữ chân nhân tài và đào tạo họ.
- Phân tích tài chính: Ở vị trí này, bạn sẽ là người phải phân tích và đánh giá các chỉ số về mặt kinh tế – tài chính, đưa ra các quyết định quan trọng về lĩnh vực tài chính thông minh cho doanh nghiệp.
- Quản lý chuỗi cung ứng: Trong nền kinh tế hiện đại, việc quản lý chuỗi cung ứng không chỉ là theo dõi quy trình sản xuất và phân phối hàng hóa, mà còn cần phải ứng dụng công nghệ hiện đại để xử lý nhanh chóng nhất.
Mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh
Vậy câu hỏi đặc ra là học quản trị kinh doanh lương bao nhiêu và phụ thuộc vào các yếu tố gì?
Dưới đây là một số thông tin thực tế về mức lương của sinh viên khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh.
Mức lương trung bình
Khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh thì mức lương trung bình sẽ được chi trả dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngành quản trị kinh doanh có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau nên mức lương của mỗi vị trí sẽ có sự chênh lệch đáng kể.
Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh cho các vị trí sẽ nằm trong khoảng từ 4.000.000-21.000.000 VNĐ/tháng. Mức lương khối ngành kinh tế sẽ chủ yếu dựa vào năm kinh nghiệm làm việc thực tế và cấp bậc của mỗi người. Lương quản trị kinh doanh mới ra trường sẽ có xu hướng khá thấp.
Dựa vào vị trí công việc
Xác định mức lương cụ thể của khối ngành quản trị kinh doanh còn phụ thuộc vào cấp bậc và vị trí làm việc của mỗi người. Người làm vị trí càng cao sẽ có mức lương lại càng cao hơn. Còn các vị trí thấp hơn thì mức lương thường lại thấp hơn tuỳ vào vị trí cấp bậc khác nhau.
Dựa vào kinh nghiệm làm việc
Mức lương của ngành quản trị kinh doanh còn phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm của mỗi nhân viên. Đối với những nhân viên có kinh nghiệm và kiến thức dày dặn, làm cho nhiều công ty và tập đoàn lớn, mức lương của họ ở mức cao và có thể lên đến 15.000.000- 20.000.000 VNĐ/tháng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương trong ngành quản trị kinh doanh
- Kinh nghiệm và số năm làm việc: Những người có số năm kinh nghiệm nhiều sẽ có mức lương cao hơn hẳn. Kinh nghiệm là thước đo giúp bạn hiểu rõ công việc hơn mà cũng làm tăng cơ hội được thăng chức, qua đó nâng cao mức thu nhập.
- Kỹ năng chuyên môn: Những kỹ năng đặc biệt quan trọng như quản lý dự án, phân tích thông tin và dữ liệu, hoặc kỹ năng giao tiếp khách hàng có thể làm tăng giá trị ứng viên trong mắt nhà tuyển dụng.
- Vị trí và trách nhiệm: Các vị trí quản lý cấp cao thường có mức lương cao hơn so với các vị trí khác cụ thể như nhân viên và chuyên viên.
- Địa điểm làm việc: Mức lương ở các thành phố lớn và các quốc gia có nền kinh tế phát triển thường có xu hướng cao hơn. Chi phí sống và sự cạnh tranh trong công việc tuyển dụng là những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới mức lương chia theo địa điểm.
- Trình độ học vấn: Việc có bằng cấp ở cấp độ cao hơn (ví dụ như Thạc sĩ, Tiến sĩ, hay các chứng chỉ chuyên ngành liên quan) thường đồng nghĩa với việc người đó sẽ nhận mức lương cao hơn.
- Hiệu suất làm việc cá nhân: Những người làm việc hiệu quả, đạt được các mục tiêu và mức độ KPIs cao thường được đánh giá ở mức cao và có cơ hội nhận được mức lương cao hơn.
Cách nâng cao mức lương của ngành quản trị kinh doanh
Để có thể nâng cao mức lương khi làm việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, bạn cần phải liên tục trau dồi những kiến thức chuyên ngành và kĩ năng mềm để có thể hỗ trợ hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp quản trị kinh doanh khá cao do đó bạn cần phải thường xuyên rèn luyện và nâng cao các kỹ năng mềm để có công việc với mức lương tốt hơn:
- Kỹ năng làm việc nhóm: Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết cho tất cả các vị trí hiện nay. Kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp quá trình làm việc và trao đổi diễn ra khá thuận lợi và suôn sẻ.
- Kỹ năng tư duy logic: Việc xử lý và phân tích các thông tin nhanh chóng là những yếu tố cần có cho một người làm việc trong ngành quản trị kinh doanh. Sẽ có nhiều tình huống không ngờ trong các dự án do đó, người học cần có đầu óc nhạy bén và tư duy tốt để nhanh chóng giải quyết các tình huống nhanh chóng và hiệu quả.
- Kỹ năng quản lý: Kỹ năng quản lý giúp thực hiện các công việc cụ thể của công ty theo đúng kế hoạch để có thể hoạch định và vận hành doanh nghiệp phát triển.
Học quản trị kinh doanh lương bao nhiêu là một trong những câu hỏi mà nhiều sinh viên và phụ huynh quan tâm trong quá trình lựa chọn ngành học cho con. Ngành học có xu hướng bao quát do đó đòi hỏi người học nên xem xét kĩ trước khi lựa chọn nó.