Định hướng nghề nghiệp ngành Truyền thông – Nên đi theo lĩnh vực nào?

11/06/2023

Ngành Truyền thông là một nhóm ngành khá rộng lớn được xem như là cánh cửa mở ra thế giới kết nối trong dòng chảy thông tin vô tận, một lĩnh vực đòi hỏi đầy tính sáng tạo và sự năng động. Để theo đuổi ngành Truyền thông thì phải có định hướng nghề nghiệp ngành Truyền thông rõ ràng – nên đi theo lĩnh vực nào?  Cần có những kỹ năng gì? Hay học truyền thông sau này làm gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

 Tiềm năng ngành Truyền thông trong thời đại mới

Ngành truyền thông là sân chơi lớn đầy tiềm năng cho những ai khát khao sự sáng tạo, đam mê kết nối, tìm tòi, tổng hợp, phân tích,… để tạo ra những điều mới mẻ và khác biệt. Ngành Truyền thông cũng đang là xu thế phát triển thành một “siêu ngành” trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay dẫn đến nhu cầu việc làm trong ngành này ngày càng lớn. Nhưng bạn không nên chạy theo xu hướng, bạn phải có định hướng nghề nghiệp ngành Truyền thông rõ ràng để có thể xác định được lĩnh vực phù hợp với bản thân nhất, từ đó dễ dàng “xuôi theo dòng” tiềm năng mà ngành này đem lại. Những tiềm năng nổi bật của ngành đó là:

Nhu cầu việc làm lớn

Ngành Truyền thông đang phát triển mạnh mẽ với thị trường rộng mở, nên ngành này luôn đòi hỏi một lượng lớn nguồn nhân lực giỏi. Do đó, các nhà tuyển dụng tại các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay sẵn sàng chi trả mức lương cao, đãi ngộ tốt để có thể chiêu mộ các ứng viên Truyền thông giỏi về công ty của mình.

Có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Với ngành Truyền thông, các bạn sinh viên có nhiều sự lựa chọn công việc, lĩnh vực hơn so với những ngành khác. Các bạn có thể theo chuyên ngành mà mình muốn như: truyền thông quảng cáo, Marketing, truyền thông trực tuyến và hình ảnh, sản xuất phim và video, truyền thông thương mại điện tử và nhiều ngành khác.

Công việc có tính linh động cao

Tính linh động của ngành Truyền thông siêu cao. Khi theo đuổi ngành này, bạn có thể làm việc tại bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào, chỉ cần có internet và đúng tiến độ công việc. Bạn có thể làm việc cho các công ty trong nước hoặc nước ngoài, có thể chọn làm ở nhà hoặc đến môi trường công sở.

Hiện nay, có rất nhiều bạn sinh viên, khi còn chưa ra trường đã có thể làm thêm theo con đường làm freelancer cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó ta có thể nhận thấy, với ngành Truyền thông, chúng ta không phải quá lo lắng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.

dinh-huong-nghe-nghiep-nganh-truyen-thong-nen-di-theo-linh-vuc-nao-so-1.jpg

Tính linh động cao là một trong những tiềm năng của ngành Truyền thông trong thời đại mới.

Một số lĩnh vực chính trong ngành Truyền thông

Truyền thông là ngành học rất đa dạng, có tính chất liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số lĩnh vực chính trong các ngành Truyền thông như sau:

 Truyền thông phát thanh, truyền hình

Truyền thông phát thanh, truyền hình bao gồm các hoạt động sản xuất và phát sóng nội dung qua các kênh truyền hình và radio. Đây là nơi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin, giáo dục và giải trí một cách tích cực tới với mọi người. Các nội dung được phát sóng trên truyền hình và radio gồm tin thời sự, tin tức, chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, thể thao, giải trí…

Truyền thông Quốc tế

Truyền thông Quốc tế là truyền tải thông điệp vượt khỏi phạm vi quốc gia. Người làm Truyền thông Quốc tế mang trong mình trách nhiệm phải sáng tạo và phát triển thông điệp toàn cầu một cách hiệu quả. Để đảm bảo được việc đó, buộc người học phải có sự am hiểu sâu sắc về bối cảnh văn hóa, xã hội của nhiều quốc gia khác nhau để có thể ứng dụng vào công việc.

Truyền thông tiếp thị

Truyền thông tiếp thị là các công việc quảng bá về sản phẩm, dịch vụ và xây dựng thương hiệu của công ty, doanh nghiệp. Đây là một mảng khá quan trọng để gây dấu ấn thương hiệu với người tiêu dùng sản phẩm, thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Truyền thông xã hội

Truyền thông xã hội sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn, Threads… để chia sẻ các thông tin, nội dung, ý kiến thông qua mọi tương tác của người dùng. Người làm mảng này cần có sự am hiểu về hành vi, xu hướng của người dùng mạng xã hội để tạo các nội dung chất lượng và phù hợp với nhu cầu của người xem.

dinh-huong-nghe-nghiep-nganh-truyen-thong-nen-di-theo-linh-vuc-nao-so-2.jpg

Truyền thông xã hội sử dụng đa dạng các nền tảng mạng xã hội.

Truyền thông văn hóa – nghệ thuật

Truyền thông văn hóa – nghệ thuật tạo ra các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi vùng miền, đất nước. Mục tiêu là giúp cộng đồng nâng cao sự hiểu biết và quan tâm đối với các loại hình văn hóa – nghệ thuật.

Truyền thông giáo dục

Truyền thông giáo dục là một hoạt động truyền tải kiến thức và thông tin về giáo dục đến học sinh, giáo viên, phụ huynh và các nhà quản lý giáo dục. Truyền thông giáo dục được thực hiện qua nhiều kênh, phương tiện truyền thông khác nhau như đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo, mạng xã hội, trang web giáo dục,…

Hình thức truyền thông này hướng đến mục tiêu: góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, kích thích sự quan tâm và ham muốn học tập của học sinh sinh viên cả nước; giới thiệu những phương pháp giảng dạy hay, mới và hiệu quả; giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm trong giáo dục; tạo ra một môi trường giáo dục tốt hơn và nâng cao nhận thức cũng như ý thức về giáo dục trong cộng đồng.

Truyền thông doanh nghiệp

Truyền thông doanh nghiệp là việc thực hiện các hoạt động nhằm định hướng hình ảnh, truyền tải, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đối tượng mục tiêu có thể là nội bộ cũng có thể là bên ngoài doanh nghiệp, trong cộng đồng, xã hội.

Học Truyền thông ra có thể làm những nghề gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông, khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm để lựa chọn. Trong đó, một số ngành bạn có thể làm như sau:

  • Nếu lựa chọn làm việc cho công ty, doanh nghiệp thì bạn có thể theo đuổi các vị trí như: chuyên viên PR, Marketing, chuyên viên sáng tạo nội dung, truyền thông kỹ thuật số,…
  • Trong lĩnh vực báo chí, truyền hình, sinh viên có nhiều lựa chọn như: nhà báo, biên tập viên, MC đài truyền hình, truyền thanh,…
  • Nếu đam mê lĩnh vực sân khấu, nghệ thuật có thể trở thành nhà sản xuất, biên kịch,…
dinh-huong-nghe-nghiep-nganh-truyen-thong-nen-di-theo-linh-vuc-nao-so-3.jpg

Truyền thông là ngành học có tính chất liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau do đó cơ hội việc làm cũng rất đa dạng.

Học Truyền thông cần những tố chất – kỹ năng gì?

Bên cạnh việc học hỏi về kiến thức chuyên môn, một người làm Truyền thông tốt cần có những tố chất – kỹ năng sau:

  • Nghiêm túc và tập trung: Vì bản chất của Truyền thông là đưa thông tin đến khách hàng. Do đó, người làm Truyền thông phải thật sự nghiêm túc với những nội dung, ý tưởng của mình, để khách hàng có thể được những điều bạn muốn truyền tải.
  • Sự sáng tạo: sáng tạo là yếu tố quan trọng để thành công trong ngành Truyền thông. Mỗi thông điệp truyền thông là sản phẩm của sự mày mò sáng tạo. Mục tiêu cuối cùng là luôn tạo ra cái mới lạ, duy nhất nhưng cũng phải phù hợp với xu hướng thời đại, mục tiêu và đối tượng hướng đến.
  • Năng khiếu thẩm mỹ: Bên cạnh sáng tạo thì năng khiếu thẩm mỹ cũng là yếu tố quan trọng để thành công trong ngành Truyền thông, bởi Truyền thông tốt luôn gắn liền với hình ảnh, màu sắc, bố cục… Do đó, người làm Truyền thông cần phải có và luôn rèn luyện tư duy nghệ thuật, tính thẩm mỹ để có thể xác định ý tưởng thiết kế.
  • Kỹ năng viết lách: Chữ như là phương tiện truyền tải thông tin, thông điệp tối ưu nhất, từ bài phát biểu, tường thuật đến bài báo hay một nội dung quảng cáo đều liên quan đến con chữ. Vì vậy, viết là kỹ năng vô cùng quan trọng và bắt buộc người học phải rèn luyện để nâng cao kỹ năng này mỗi ngày.
  • Khả năng nắm bắt xu hướng mới: Lĩnh vực Truyền thông sẽ luôn luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội nên người làm Truyền thông cần phải có tầm nhìn, ý tưởng và cách thức tiếp cận công chúng một cách mới mẻ, sáng tạo và độc đáo để tạo ra những sản phẩm Truyền thông hấp dẫn, chất lượng và có giá trị.
  • Có khả năng hiểu và nắm bắt tâm lý: Bạn cần nắm bắt được xu hướng công chúng đang cần điều gì để tạo ra nội dung đúng và hợp thời điểm. Cũng vì vậy mà người làm Truyền thông cần sự sâu sắc trong suy nghĩ, trải nghiệm để hiểu được đối tượng mục tiêu muốn hướng đến cũng như nắm bắt được tâm lý của họ.
  • Kỹ năng đa nhiệm và làm việc nhóm: Hai yếu tố này có thể giúp bạn theo đuổi ngành Truyền thông hiệu quả vì ngành này đòi hỏi bạn phải tương tác, làm việc với nhiều đội ngũ khác nhau.

    dinh-huong-nghe-nghiep-nganh-truyen-thong-nen-di-theo-linh-vuc-nao-so-4

    Việc theo học ngành Truyền thông đòi hỏi sinh viên phải có những tố chất và kỹ năng nhất định.

Học Truyền thông Đa phương tiện tại VinUni có gì khác biệt?

Trường đại học VinUni cung cấp chương trình Cử nhân Truyền thông Đa phương tiện tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng với những điểm khác biệt mà rất ít trường nào có được:

  • Trường đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania để đổi mới trong nghiên cứu và giảng dạy cũng như tạo ra sự khác biệt.
  • VinUni tập trung trang bị cho sinh viên kiến thức công nghệ tích hợp và kỹ năng đa nền tảng để khi ra trường sinh viên có đủ cơ sở đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của thời đại mới.
  • Cơ sở vật chất hiện đại giúp sinh viên có thể học tập dễ dàng, tạo thêm động lực học tập cho sinh viên.
  • Sinh viên sẽ tham gia chương trình thực tập hoặc thực hiện dự án cuối khóa để áp dụng những kỹ năng và kiến thức đã học vào thực tế, xây dựng mối liên hệ với các doanh nghiệp trong ngành và củng cố định hướng phát triển nghề nghiệp của mình.
  • Sinh viên có cơ hội trao đổi học tập tại các trường đại học danh tiếng trên Thế Giới. Chương trình trao đổi sinh viên trên cơ sở hợp tác song  phương của VinUni với các trường đại học đến từ các quốc gia khác nhau như: Đại học Bách khoa Valencia (UPV) Tây Ban Nha, Đại học Toronto (Uof T), Đại học Queen’s (Canada), Đại học EBS (Đức), Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Đại học quốc gia Singapore (NUS),… giúp sinh viên dễ dàng kết nối và hòa nhập cộng đồng quốc tế.
  • Với chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, cùng với kiến thức sâu rộng, bổ trợ về kinh tế, xã hội phát triển qua chương trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông không chỉ có thể tham gia vào thị trường lao động trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
dinh-huong-nghe-nghiep-nganh-truyen-thong-nen-di-theo-linh-vuc-nao-so-5.jpg

Học cử nhân Truyền thông Đa phương tiện tại VinUni có rất nhiều điều khác biệt.

Ngành Truyền thông là ngành học có sự bao quát rộng, chuyên ngành đa dạng và rất nhiều cơ hội việc làm. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn có cái nhìn sâu rộng cũng như hiểu rõ hơn về định hương nghề nghiệp ngành Truyền thông – nên đi theo lĩnh vực nào? và tương lai việc làm sau này.