Đề trắc nghiệm Kinh tế học đại cương giúp đạt điểm cao

31/08/2023

Đâu là đề trắc nghiệm Kinh tế học đại cương giúp bạn đạt điểm cao? Như chúng ta đã biết, môn Kinh tế học là một bộ môn chuyên sâu về xã hội và con người. Vì thế, sẽ có khá nhiều kiến thức để chúng ta học hỏi và ôn tập. Vì thế, VinUni đã tổng hợp một số câu hỏi sau để giúp bạn đạt điểm cao trong môn Kinh tế học.

Trắc nghiệm Kinh tế học đại cương

Sau đây là những câu trắc nghiệm Kinh tế học đại cương mà bạn cần biết:

Trắc nghiệm Chương 1

1. Hình ảnh “Súng và bơ” đại diện cho vấn đề đánh đổi của xã hội giữa:
A. Chi tiêu mua vũ khí và lương thực cho quân đội.
B. Hàng hóa thay thế và hàng hoá bổ sung.
C. Nhập khẩu và xuất khẩu.
D. Chi tiêu cho quốc phòng và chi tiêu cho hàng tiêu dùng.

2. Nhận định nào dưới đây về sự khan hiếm là đúng:

A. Chỉ có một số ít sản phẩm được coi là khan hiếm.
B. 100% các nền kinh tế trên thế giới đều trải qua tình trạng khan hiếm.
C. Sự khan hiếm diễn tả tình trạng Chính phủ hạn chế sản xuất hàng hóa.
D. 70% các nền kinh tế trên thế giới đều trải qua tình trạng khan hiếm.

3. Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức:

A. Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi.
B. Lẫn tránh vấn đề khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau và cạnh tranh nhau.
C. Tạo ra vận may cho cá nhân trên thị trường chứng khoán.
D. Phân bổ nguồn lực khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau.

4. Khái niệm về “chi phí cơ hội” được thể hiện qua câu nào dưới đây:
A. Chiều nay tôi sẽ đi ăn tối và đi xem phim.
B. Chúng tôi đang quyết định chọn lựa giữa ăn tối hay đi xem
phim vào tối nay?
C. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng thì buộc phải
giảm chi tiêu cho hàng tiêu dùng.
D. Câu (B) và (C) đúng.

5. Câu nào sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô:
A. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2008-2015 ở Việt Nam khoảng 6%.
C. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam khoảng 9% mỗi năm trong giai đoạn 2008-2015.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

6. Kinh tế học thực chứng nhằm:
A. Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan có cơ sở khoa học.
B. Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của các cá nhân.
C. Giải thích các hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
D. Không có câu nào đúng.

7. Kinh tế học vi mô nghiên cứu:
A. Hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
B. Các hoạt động diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế.
C. Cách ứng xử của người tiêu dùng để tối đa hóa thỏa mãn.
D. Mức giá chung của một quốc gia.

8. Câu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô:
A. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao.
B. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành sản xuất.
C. Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ là công cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế.
D. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2015 là 0,63%

9. Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế chuẩn tắc:
A. Mức tăng trưởng GDP ở Việt Nam năm 2015 là 6,68%.
B. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2008 là 22%
C. Giá dầu thế giới đạt kỷ lục vào ngày 11/7/2008 là 147 $/thùng, nhưng đến ngày 10/8/2016
chỉ còn khoảng 45,72 USD/thùng).
D. Phải có hiệu thuốc miễn phí phục vụ người già và trẻ em

10. Công cụ phân tích nào nêu lên các kết hợp khác nhau giữa 2 hàng hóa có thể sản xuất ra khi các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả:
A. Đường giới hạn năng lực sản xuất.
B. Đường cầu.
C. Đường đẳng lượng.
D. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

11. Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lý giải được bằng đường giới hạn khả năng sản xuất:
A. Khái niệm chi phí cơ hội
B. Khái niệm cung cầu
C. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
D. Ý tưởng về sự khan hiếm.

12 . Một nền kinh tế tổ chức sản xuất có hiệu quả với nguồn tài nguyên khan hiếm khi:
A. Gia tăng sản lượng của mặt hàng này buộc phải giảm sản lượng của mặt hàng kia
B. Không thể gia tăng sản lượng của mặt hàng này mà không cắt giảm sản lượng của mặt hàng khác.
C. Nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
D. Các câu trên đều đúng.

13. Các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế cần giải quyết là:
A. Sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu?
B. Sản xuất bằng phương pháp nào?
C. Sản xuất cho ai?
D. Các câu trên đều đúng.

14. Trong mô hình nền kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế được giải quyết:
A. Thông qua các kế hoạch của chính phủ.
B. Thông qua thị trường.
C. Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ.
D. Thông qua tập tục, truyền thống.

15. Trong những vấn đề sau đây, vấn đề nào thuộc kinh tế học chuẩn tắc:
A. Tại sao nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát cao vào 2 năm 1987-1988?
B. Tác hại của việc sản xuất, vận chuyển và sử dụng ma túy.
C. Chính phủ nên can thiệp vào nền kinh tế thị trường tới mức độ nào?
D. Đại dịch Covid 19 đã tác động nặng nề đến kinh tế xã hội của hầu hết các nước
trên thế giới .

16. Giá cà phê trên thị trường tăng 10%, dẫn đến mức cầu về cà phê trên thị trường giảm 5% với những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về:
A. Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc.
B. Kinh tế học vĩ mô, chuẩn tắc.
C. Kinh tế học vi mô, thực chứng.
D. Kinh tế học vĩ mô, thực chứng.

17. Những thị trường nào sau đây thuộc thị trường yếu tố sản xuất:
A. Thị trường đất đai.
B. Thị trường sức lao động.
C. Thị trường vốn.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

18. Khả năng hưởng thụ của các hộ gia đình từ các hàng hóa trong nền kinh tế được quyết định bởi:
A. Thị trường hàng hóa.
B. Thị trường đất đai.
C. Thị trường yếu tố sản xuất.
D. Không có câu nào đúng.

19. Sự khác nhau giữa thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố sản xuất (YTSX) là chỗ trong thị trường hàng hóa:
A. Các YTSX được mua bán, còn trong thị trường YTSX hàng hóa được mua bán.
B. Người tiêu dùng là người mua, còn trong thị trường YTSX người sản xuất là người mua
C. Người tiêu dùng là người bán, còn trong thị trường YTSX người sản xuất là người bán.
D. Các câu trên đều sai.

20. Khác nhau căn bản giữa mô hình kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế hỗn hợp là:
A. Nhà nước quản lý ngân sách.
B. Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế.
C. Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi xã hội.
D. Các câu trên đều sai.

21. Sự khác biệt giữa hai mục tiêu hiệu quả và công bằng là:
A. Hiệu quả đề cập đến độ lớn của ‘cái bánh kinh tế ’, còn công bằng đề cập đến cách phân phối cái bánh kinh tế đó tương đối đồng đều cho các thành viên trong xã hội.
B. Công bằng đề cập đến độ lớn của ‘cái bánh kinh tế’, còn hiệu quả đề cập đến cách phân phối cái bánh kinh tế đó tương đối đồng đều cho các thành viên trong xã hội.
C. Hiệu quả là tối đa hóa của cải làm ra, còn công bằng là tối đa hóa thỏa mãn.
D. Các câu trên đều sai.

22. Chọn câu đúng sau đây:
A. Chuyên môn hóa và thương mại làm cho lợi ích của mọi người đều tăng lên.
B. Thương mại giữa hai nước có thể làm cho cả hai nước cùng được lợi.
C. Thương mại cho phép con người tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn với chi phí thấp hơn.
D. Các câu trên đều đúng.

23. Câu nào sau đây là đúng đối với vai trò của một nhà kinh tế học:
A. Với các nhà kinh tế học, tốt nhất nên xem họ là nhà cố vấn chính sách.
B. Với các nhà kinh tế học, tốt nhất nên xem họ là nhà khoa học.
C. Khi cố gắng giải thích thế giới, nhà kinh tế học là nhà tư vấn chính sách; còn khi nỗ lực cải thiện thế giới, họ là nhà khoa học.
D. Khi cố gắng giải thích thế giới, nhà kinh tế học là nhà khoa học, còn khi nỗ lực cải thiện thế giới. Họ là nhà tư vấn chính sách.

24. Câu nào sau đây có thể minh họa cho khái niệm về “chi phí cơ hội”:
A. “Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng, buộc phải giảm chi tiêu cho các chương
trình phúc lợi xã hội”.
B. “Chúng ta sẽ đi xem phim hay đi ăn tối”.
C. “Nếu tôi dành toàn bộ thời gian để đi học đại học, tôi phải hy sinh số tiền kiếm
được do đi làm việc là 60 triệu đồng mỗi năm”.
D. Tất cả các câu trên đều đúng

25. Trên đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF):
A. Những điểm nằm trên đường PPF thể hiện nền kinh tế sản xuất hiệu quả
B. Những điểm nằm bên trong đường PPF thể hiện nền kinh tế sản xuất kém hiệu quả
C. Những điểm nằm bên ngoài đường PPF thể hiện nền kinh tế không thể đạt được, vì
không đủ nguồn lực để sản xuất
D. Các câu trên đều đúng

trắc nghiệm Kinh tế học đại cương 1

Trắc nghiệm Kinh tế học đại cương chương 1

Chương 2: Câu hỏi trắc nghiệm

1. Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển do:
A. Giá sản phẩm X thay đổi.
B. Thu nhập tiêu dùng thay đổi.
C. Thuế thay đổi.
D. Giá sản phẩm thay thế giảm.

1*. Sự di chuyển dọc đường cung của sản phẩm X do:
A. Giá sản phẩm X thay đổi.
B. Thu nhập tiêu dùng thay đổi.
C. Thuế thay đổi.
D. Giá sản phẩm thay thế giảm.

2. Đường cầu sản phẩm X dịch chuyển khi:
A. Giá sản phẩm X thay đổi.
B. Chi phí sản xuất sản phẩm X thay đổi.
C. Thu nhập của người tiêu thụ thay đổi.
D. Các câu trên đều đúng.

3. Nếu giá sản phẩm X tăng lên, các điều kiện khác không thay đổi thì:
A. Sản phẩm tăng lên.
B. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên.
C. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống
D. Phần chi tiêu sản phẩm X tăng lên.

4. Yếu tố nào sau đây không được coi là yếu tố quyết định cầu hàng hóa:
A. Giá hàng hóa liên quan.
B. Thị hiếu, sở thích
C. Giá các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa.
D. Thu nhập.

5. Biểu cầu cho thấy:
A. Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể tại các mức giá khác nhau.
B. Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể sẽ thay đổi khi thu nhập thay đổi.
C. Lượng hàng cụ thể sẽ được cung ứng cho thị trường tại các mức giá khác nhau.
D. Lượng cầu về một hàng hóa cụ thể sẽ thay đổi khi giá các hàng hóa liên quan thay đổi.

6. Đường cầu của bột giặt OMO chuyển dịch sang phải là do:
A. Giá bột giặt OMO giảm.
B. Giá hóa chất nguyên liệu giảm.
C. Giá của các loại bột giặt khác giảm.
D. Giá các loại bột giặt khác tăng.

7. Trong trường hợp nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu TV SONY về bên phải:
1. Thu nhập dân chúng tăng
2. Giá TV Panasonic tăng
3. Giá TV SONY giảm.

A. Trường hợp 1 và 3
B. Trường hợp 1 và 2
C. Trường hợp 2 và 3
D. Trường hợp 1 + 2 + 3

8. Trong trường hợp nào giá bia sẽ tăng:
A. Đường cầu của bia dịch chuyển sang phải.
B. Đường cung của bia dịch chuyển sang trái.
C. Không có trường hợp nào.
D. Cả 2 trường hợp A và B đều đúng.

9. Ý nghĩa kinh tế của đường cung thẳng đứng là:
A. Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại mức giá thấp hơn.
B. Nó cho thấy dù giá cả là bao nhiêu thì nhà sản xuất cũng chỉ cung ứng 1 lượng nhất định cho thị trường.
C. Nó cho thấy nhà cung ứng sẵn sàng cung ứng nhiều hơn khi giá cả cao hơn.
D. Nó cho thấy chỉ có một mức giá làm cho nhà sản xuất cung ứng hàng hóa cho thị trường.

10. Trong trường hợp nào đường cung của Pepsi dời sang phải:
A. Thu nhập của người tiêu dùng giảm
B. Giá nguyên liệu tăng.
C. Giá của CoKe tăng.
D. Không có trường hợp nào.

11. Chọn câu đúng trong những câu dưới đây:
A. Thu nhập của người tiêu dùng tăng sẽ làm đường cung dịch chuyển sang phải.
B. Giá của các yếu tố đầu vào tăng sẽ làm đường cung dịch sang phải.
C. Hệ số co giãn của cung luôn luôn nhỏ hơn 0.
D. Phản ứng của người tiêu dùng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà
sản xuất trước sự biến động của giá cả trên thị trường.

12. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố quyết định của cung:
A. Những thay đổi về công nghệ.
B. Mức thu nhập.
C. Thuế và trợ cấp.
D. Chi phí nguồn lực để sản xuất hàng hóa.

trắc nghiệm Kinh tế học đại cương 2

Trắc nghiệm chương 2

Trên đây là những câu trắc nghiệm Kinh tế học đại cương mà bạn cần biết. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo qua chương trình Cử nhân Kinh tế tại Đại học VinUni. Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng, chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế. Từ đó, sinh viên có thể tự tin hơn trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình!

Banner footer