Đau dây thần kinh tọa có điều trị được không? Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

02/03/2025

Đau dây thần kinh tọa là hội chứng thần kinh đau dọc theo dây thần kinh tọa và các nhánh. Căn nguyên của bệnh thường là do thoát vị đĩa đệm gây nên. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hay cấp tính và tăng dần khi người bệnh gắng sức, thay đổi tư thế hoặc ho, hắt hơi. Vậy người bị đau dây thần kinh tọa có điều trị khỏi được không? Cùng tìm hiểu trong bài sau.

Đau dây thần kinh tọa là gì?

Đau dây thần kinh tọa (Sciatica pain) là cơn đau phát ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ vùng lưng dưới qua hông, mông và kéo dài xuống chân. Thông thường, cơn đau này chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi có vấn đề về đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (vùng dưới lưng). Các đốt sống trong cột sống được tách nhau và được đệm bởi các đĩa tròn và mô liên kết. Khi một đĩa đệm bị mòn hoặc tổn thương (do chấn thương hoặc quá trình lão hóa), trung tâm của nó có thể bị đẩy ra ngoài vòng ngoài của đĩa đệm. Thêm vào đó, sự hẹp của cột sống hoặc các xương đốt sống có thể chèn ép vào một phần của dây thần kinh tọa. Điều này dẫn đến tình trạng viêm, đau và thường kèm theo cảm giác tê ở chân.

dau-day-than-kinh-toa-co-dieu-tri-duoc-khong-nguyen-nhan-trieu-chung-va-chuan-doan-so-1.jpg

Đau dây thần kinh tọa là gì?

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Mặc dù những cơn đau do dây thần kinh tọa gây nên có thể dẫn đến nghiêm trọng, nhưng hầu hết các trường hợp đều có thể tự khỏi bằng các phương pháp điều trị không xâm lấn hay phẫu thuật trong một vài tuần. Những người bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng liên quan đến yếu chân đáng kể hoặc thay đổi ruột hoặc bàng quang có thể cần phải phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng của đau dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những cơn đau làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, có thể dẫn đến suy yếu chi gây nên tàn phế, vì vậy cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

Dấu hiệu đặc trưng nhất của đau thần kinh tọa là cơn đau lan tỏa từ vùng lưng dưới xuống bên hông hoặc xuống chân. Cơn đau có thể rất khác nhau, từ mức độ nhẹ đến đau nhói hoặc đau dữ dội. Đôi khi, người bệnh cảm thấy như bị điện giật. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi ho, hắt hơi, hoặc khi ngồi lâu, khiến triệu chứng càng tồi tệ hơn.

Một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy tê, ngứa hoặc yếu cơ ở chân và bàn chân. Đôi khi, đau chỉ xuất hiện một phần ở chân, nhưng cũng có thể kèm theo cảm giác tê ở một số bộ phận khác của cơ thể.

Đối với những cơn đau thần kinh tọa nhẹ, tình trạng có thể tự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn một tuần hoặc mức độ cơn đau ngày càng tăng lên, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có phương án điều trị thích hợp.

Cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi gặp các tình huống sau:

  • Đau đột ngột và dữ dội ở lưng hoặc chân.
  • Cảm giác tê hoặc yếu ở chân.
  • Cơn đau xuất hiện sau một chấn thương như tai nạn giao thông.
  • Khó khăn trong việc kiểm soát ruột và bàng quang.
dau-day-than-kinh-toa-co-dieu-tri-duoc-khong-nguyen-nhan-trieu-chung-va-chuan-doan-so-2.jpg

Dấu hiệu đặc trưng nhất của đau thần kinh tọa là cơn đau lan tỏa từ vùng lưng dưới xuống bên hông hoặc xuống chân.

Nguyên nhân và nguy cơ gây nên đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm: Những tình trạng này se gây áp lực lên rễ thần kinh, là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thần kinh tọa. Nhiều nghiên cứu cho thấy mỗi người dường như đều từng bị trượt đĩa đệm vào một thời điểm bào đó trong đời. Theo đó, đĩa chính là miếng đệm giữa mỗi đốt sống trong cột sống. Áp lực từ các đốt sống có thể làm cho phần gel đĩa đệm tràn ra ngoài thông qua điểm yếu ở thành ngoài (thoát vị), từ đó đè lên dây thần kinh tọa gây đau.
  • Thoái hóa đĩa đệm: Đây là tình trạng hao mòn tự nhiên của đĩa đệm giữa các đốt sống trên cột sống. Theo đó, các đĩa đệm bị mòn sẽ rút ngắn dần về chiều ca, dẫn đến làm hẹp các đường dẫn truyền thần kinh (hẹp ống sống). Điều này thường gây chèn ép rễ thần kinh tọa, dẫn đến đau nhức thường gặp.
  • Trượt đốt sống: Một đốt sống bị trượt ra ngoài sẽ không thẳng hàng với cấu trúc phía trên, làm thu hẹp lỗ thông nơi mà dây thần kinh đi ra. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây chèn ép dây thần kinh hông.
  • Thoái hóa khớp: Gai xương (các cạnh xương lởm chởm) có thể hình thành ở các gai già, gây chèn ép dây thần kinh ở vùng lưng dưới.
  • Chấn thương cột sống thắt lưng hoặc dây thần kinh tọa.
  • Các khối u hình thành trong ống sống thắt lưng gây chèn ép dây thần kinh tọa.
  • Hội chứng cơ hình lê: Tình trạng này xuất hiện khi cơ hình lê (một cơ nhỏ nằm sâu trong mông) bị căng hoặc co thắt, gây áp lực và kích thích dây thần kinh hông, dẫn đến đau ở thần kinh tọa.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến bó dây thần kinh ở phần cuối tủy sống (chùm đuôi ngựa). Hội chứng này gây ra những cơn đau làn dần xuống chân, có thể dẫn đến tê xung quanh hậu môn, thậm chí làm mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Những nguy cơ rủi ro làm tăng đau dây thần kinh tọa như sau:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác tăng lên, các thay đổi ở cột sống như thoát vị đĩa đệm và gai cột sống trở thành nguyên nhân phổ biến gây ra đau thần kinh tọa. Thường thì, những người từ 30 đến 50 tuổi gặp phải cơn đau này nhiều nhất.
  • Cân nặng: Thừa cân hoặc béo phì có thể gây áp lực lên cột sống, làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, điều này dẫn đến nguy cơ mắc đau thần kinh tọa cao hơn. Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị đau thần kinh tọa cao hơn do thay đổi trọng lượng cơ thể và áp lực lên cột sống.
  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh, một yếu tố có thể góp phần gây đau thần kinh tọa.
  • Đặc thù công việc: Những công việc đòi hỏi phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, những người ngồi lâu hoặc có lối sống ít vận động cũng dễ gặp phải cơn đau thần kinh tọa hơn so với những người thường xuyên hoạt động thể chất.
dau-day-than-kinh-toa-co-dieu-tri-duoc-khong-nguyen-nhan-trieu-chung-va-chuan-doan-so-3.jpg

Đau dây thần kinh tọa phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Biện pháp phòng bệnh đau thần kinh tọa

Mặc dù không thể hoàn toàn ngăn ngừa đau thần kinh tọa và tình trạng này có thể tái phát, nhưng những biện pháp dưới đây có thể giúp giảm bớt cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh:

  • Tập thể dục thường xuyên: Để giữ cho lưng hoạt động tốt, đặc biệt là các cơ cốt lõi như cơ bụng và cơ lưng dưới, rất cần thiết cho tư thế đúng và sự liên kết cơ thể phù hợp. Các bài tập giúp tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh của cơ lưng và bụng là cách hiệu quả để phòng ngừa đau thần kinh tọa.
  • Duy trì tư thế ngồi phù hợp: Chọn vị trí ngồi có hỗ trợ lưng dưới tốt, có tay vịn và ghế có thể điều chỉnh. Đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn phía sau lưng để duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Đảm bảo rằng độ cao của đầu gối và hông khi ngồi là phù hợp.
  • Sử dụng chuyển động cơ học của cơ thể: Khi đứng lâu, có thể thỉnh thoảng đặt một chân lên chiếc ghế hoặc hộp nhỏ để giảm áp lực lên lưng. Khi nâng hoặc bê vật nặng, hãy sử dụng chi dưới và giữ lưng thẳng, uốn cong chỉ ở đầu gối, tránh nâng vật nặng và thay đổi tư thế cùng một lúc.

Áp dụng các biện pháp trên không chỉ giúp ngăn ngừa đau thần kinh tọa mà còn giúp duy trì sức khỏe cột sống lâu dài.

Vì sao chọn VinUni để theo học ngành Y khoa?

Tại Việt Nam, Viện Khoa học Sức khỏe của trường Đại học VinUni đang đi đầu trong việc đổi mới giáo dục y khoa. Trường cam kết đào tạo ra những bác sĩ và điều dưỡng không chỉ xuất sắc về chuyên môn mà còn có đạo đức nghề nghiệp và tinh thần nhân văn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Chương trình đào tạo Bác sĩ Y khoa tại VinUni được xây dựng và thiết kế tỉ mỉ dựa trên ba nền tảng chính: Clinician (lâm sàng), Professional (chuyên nghiệp) và Researcher (nhà nghiên cứu). Chương trình này trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng toàn diện. Chương trình còn phát triển thông qua hợp tác chiến lược với Đại học Pennsylvania, mang đến một môi trường giáo dục toàn diện, kết hợp giữa lý thuyết vững chắc và kỹ năng thực hành thực tế. Bạn sẽ không chỉ được học hỏi kiến thức y học nền tảng mà còn có cơ hội áp dụng chúng vào môi trường chăm sóc sức khỏe thực tế, làm việc cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng chẩn đoán, chăm sóc bệnh nhân, ứng xử với bệnh nhân và nhiều kỹ năng quan trọng khác.

Chương trình cũng chú trọng phát triển phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp của bác sĩ. Tính chuyên nghiệp, chính trực, thấu cảm và các giá trị đạo đức là những yếu tố không thể thiếu trong việc đào tạo bác sĩ tại VinUni. Không chỉ chú trọng đào tạo lâm sàng, chương trình còn khuyến khích sinh viên phát triển trí tò mò và sáng tạo thông qua các cơ hội nghiên cứu. Sinh viên có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học, làm việc cùng các giảng viên, đối tác quốc tế, và đóng góp vào sự tiến bộ của nền y khoa toàn cầu.

VinUni cam kết mang đến một môi trường học tập hòa nhập và thân thiện, nơi mọi ý kiến đều được lắng nghe và tôn trọng. Đội ngũ giảng viên và nhân viên của Viện Khoa học Sức khỏe luôn sẵn sàng hỗ trợ sinh viên, giúp bạn đạt được thành công trong suốt hành trình học tập.

dau-day-than-kinh-toa-co-dieu-tri-duoc-khong-nguyen-nhan-trieu-chung-va-chuan-doan-so-4.jpg

Chương trình đào tạo ngành Y Khoa tại VinUni được phát triển thông qua hợp tác chiến lược với Đại học Pennsylvania,

Trên đây là tổng hợp các thông tin chi tiết về chứng đau dây thần kinh tọa thường gặp cùng các triệu chứng điển hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa hữu ích. Hy vọng với những chia sẻ này, VinUni đã có thể mang đến người bệnh nhiều cập nhật hữu ích để chủ động kiểm soát tình trạng bệnh lý của mình.

Banner footer