CRO là gì? Vai trò của Giám đốc quản trị rủi ro CRO trong doanh nghiệp

30/05/2023

CRO là gì? CRO có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu tất tần tật thông tin về CRO. Nếu đang tìm kiếm một cơ hội phát triển sự nghiệp hiện tại hay trong tương lai thì bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!

cro-la-gi-vai-tro-cua-giam-doc-quan-tri-rui-ro-cro-trong-doanh-nghiep-so-1.jpg

CRO là một nhân sự cấp cao của công ty

CRO (Chief Risk Officer) là chức danh gì

CRO là gì? CRO – viết tắt của Chief Risk Officer – hay còn gọi là Giám đốc quản lí rủi ro.

CRO – Giám đốc quản lí rủi ro là một nhân sự cấp cao của công ty chịu trách nhiệm xác định, phân tích và đưa ra các phương án giảm thiểu rủi ro đến từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để giúp tránh những tổn thất có thể phát sinh khi hệ thống vận hành, phát hiện các thủ tục hoặc chính sách áp dụng không phù hợp.

Vai trò và tầm quan trọng của CRO trong doanh nghiệp

Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp mà CRO sẽ đảm nhận những công việc khác nhau, nhưng chung quy lại thì CRO chịu trách nhiệm cho việc giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, cụ thể vai trò và tầm quan trọng của CRO như sau:

Vai trò của CRO:

Vai trò của CRO là gì? CRO – Giám đốc quản trị rủi ro có vai trò vô cùng quan trọng, mang trong mình nhiều trọng trách liên quan đến “sống còn” của một doanh nghiệp. Để giảm thiểu rủi ro kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận và năng suất của doanh nghiệp, CRO chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách và thủ tục để giảm thiểu hoặc quản lý rủi ro trong hoạt động công ty.

Ý nghĩa của chức danh CRO:

Hiện nay, trong bối cảnh phát triển kinh tế thì việc doanh nghiệp đề cao việc kiểm soát và quản lý rủi ro là điều nên thực hiện. Do đó, tuyển Giám đốc quản lý rủi ro trong vận hành doanh nghiệp đang là nhu cầu cấp thiết bởi đánh giá trên mức độ quan trọng của vị trí này trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức.

CRO giúp doanh nghiệp tổ chức hệ thống phòng ngừa những rủi ro có thể sẽ có khi vận hành doanh nghiệp, hoạt động song song cùng các chiến lược của doanh nghiệp, rà soát và phân tích kỹ các vấn đề, chiến lược dưới góc nhìn của rủi ro trong các cuộc họp báo cáo với người lãnh đạo cấp cao của tổ chức. Họ sẽ chịu trách nhiệm phân loại các rủi ro theo lĩnh vực cụ thể và quản trị những rủi ro một cách hiệu quả.

cro-la-gi-vai-tro-cua-giam-doc-quan-tri-rui-ro-cro-trong-doanh-nghiep-so-2-jpg

CRO trong doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng

Công việc chính của CRO là gì?

Để trả lời cho câu hỏi công việc chính của CRO là gì? thì chúng ta phải xem xét từ nhiều góc độ. Đối với mỗi mô hình doanh nghiệp khác nhau thì yêu cầu công việc của CRO đảm nhận cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có những “gạch đầu dòng” công việc mà mỗi một CRO nào cũng phải thực hiện, bao gồm:

– Lên chiến lược xây dựng và duy trì việc triển khai sườn quản lý rủi ro phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phù hợp với yêu cầu của Pháp luật hiện hành.

– Kiểm soát các rủi ro về thị trường, thanh khoản, tín dụng, vận hành.

– Tập trung vào việc xây dựng, nghiên cứu, triển khai việc ứng dựng hạ tầng kỹ thuật phân tích rủi ro, thông tin quản trị và quản lý danh mục rủi ro trên toàn hệ thống.

– Góp phần hỗ trợ các cấp lãnh đạo trong việc nâng cao nhận thức về rủi ro, truyền đạt những hiểu biết về rủi ro mà từng bộ phận ban ngành nắm rõ và các giá trị trong quản trị rủi ro cho toàn hệ thống.

– Có trách nhiệm truyền đạt tới toàn hệ thống doanh nghiệp để thực thi các chuẩn mực và nguyên tắc quản lý rủi ro.

–  Truyền đạt và gắn kết chiến lược quản lý rủi ro với chiến lược kinh doanh trong mức độ chấp nhận rủi ro, đồng thời giám sát quá trình thực hiện chiến lược đó.

– Duy trì hoạt động “stress test”, đưa ra các giả định viễn cảnh định kỳ và thường xuyên, xem xét kết quả và đánh giá tác động.

– Tuyển dụng, xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp, thúc đẩy sự gắn kết trong nhân viên, đào tạo nhân sự trong bộ phận Quản lý rủi ro…

– Theo dõi cặn kẽ quy trình để có những cải tiến, chính sách phù hợp trong khuôn khổ hoạt động và luôn đảm bảo được phát triển sự nghiệp cho đội ngũ nhân viên.

cro-la-gi-vai-tro-cua-giam-doc-quan-tri-rui-ro-cro-trong-doanh-nghiep-so-3.pjg

Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp mà CRO sẽ đảm nhận những công việc khác nhau

Mức lương của CRO có cao không?

Công việc của một CRO – Giám đốc quản lý rủi ro có tính đặc thù rất cao. Vì vậy, để đảm nhận vai trò CRO đòi hỏi bạn phải có các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu về nhiều lĩnh vực khác nhau. Đổi lại, bạn sẽ nhận được mức lương thực sự rất tốt khi đảm nhận vị trí này. Hiện nay, mức lương của Giám đốc quản lý rủi ro nằm trong khoảng thu nhập mức cao với giao động từ 30 – 50 triệu/tháng. Mức lương của mỗi người sẽ khác nhau do những khác biệt về năng lực, kinh nghiệm cũng như quy mô doanh nghiệp mà người đó đang làm việc.

Ngoài lương cứng thực nhận thì Giám đốc quản lý rủi ro còn có thêm các khoản hoa hồng và tiền thưởng nếu vận hành tốt, giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có gây tổn thất cho doanh nghiệp. Do đó, mức thu nhập thực tế của vị trí này tùy thuộc vào mỗi người mà sẽ cao hơn con sốkể trên khá nhiều.

cro-la-gi-vai-tro-cua-giam-doc-quan-tri-rui-ro-cro-trong-doanh-nghiep-so-4

CRO là vị trí có mức lương cao song cũng đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng từ người đảm nhiệm vị trí này.

Tố chất cần có ở Giám đốc Quản lý rủi ro CRO

CRO là vị trí có mức lương cao song cũng đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng từ người đảm nhiệm vị trí này. Tố chất cần có ở Giám đốc Quản lý rủi ro CRO Mỗi một công việc – vị trí nào trong công ty cũng đòi hỏi về tố chất cũng như kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Vậy những tố chất cần có ở CRO là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề

CRO có trách nhiệm tìm kiếm giải pháp và xây dựng quy trình quản lý rủi ro cho toàn doanh nghiệp. Do đó, sự thận trọng và có chiến lược cụ thể cũng như giải quyết vấn đề một cách hiệu quả là yêu cầu đầu tiên của một CRO.

Kỹ năng phân tích

CRO cần phải tiến hành phân tích, đánh giá tất các khía cạnh, xét các yếu tố liên quan để có biện pháp phòng ngừa phù hợp nhất để phòng các rủi ro. Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp CRO dự đoán được những ảnh hưởng từ các nguy cơ rủi ro mà  tìm cách hạn chế hoặc hạ mức ảnh hưởng xuống thấp nhất những rủi ro gây thiệt hại có thể xảy ra cho công ty.

Kỹ năng giao tiếp

CRO sẽ phải làm việc cùng nhiều người khác nhau, từ các nhà lãnh đạo đến nhân viên của công ty nên họ cần phải có khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt tốt để có thể đảm bảo mọi người hiểu rõ được những nguy cơ rủi ro và cụ thể chiến lược quản lý của doanh nghiệp như thế nào.

Kỹ năng thuyết phục

Trên thực tế, CRO ngoài quản lý rủi ro còn phải làm việc với các trưởng bộ phận khác để giúp họ nhận thức đúng các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra và quyết định hành động đúng đắn. Ở nhiều doanh nghiệp còn có CRO thay mặt ban lãnh đạo làm việc với kiểm toán viên vì thế mà kỹ năng thuyết phục vô cùng cần thiết đối với một CRO.

Kỹ năng lãnh đạo

Để dễ dàng tổ chức cũng như điều phối công việc và các nhân sự liên quan một cách hiệu quả đòi hỏi CRO phải có khả năng lãnh đạo tốt. Đồng thời, kỹ năng này cũng giúp họ xử lý ổn thoả các mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp và truyền cảm hứng cho người khác cũng như dẫn dắt mọi người đi đúng hướng.

Kỹ năng quản lý

Một CRO luôn mang trong mình khối lượng công việc rất lớn với hằng hà các công việc lớn nhỏ. Để có thể đảm bảo mọi việc được hoàn thành tốt nhất thì khả năng quản lý của CRO cũng phải được nâng cao. Điều này còn giúp CRO có thể theo dõi sát sao hiệu suất làm việc để kịp thời có những điều chỉnh hợp lý nhằm đạt được kết quả công việc tối ưu.

cro-la-gi-vai-tro-cua-giam-doc-quan-tri-rui-ro-cro-trong-doanh-nghiep-so-4.pjg

Để trở thành một CRO đòi hỏi rất nhiều kỹ năng

Học gì để trở thành CRO

Hiện tại, vai trò của Giám đốc quản lý rủi ro (CRO) đang rất quan trọng trong doanh nghiệp. Những năm gần đây đang có sự phát triển bùng nổ của việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, nhưng khoa học công nghệ của Việt Nam còn nhiều hạn chế dễ xảy ra sai sót, do đó việc quản lý của Giám đốc quản lý rủi ro (CRO) trở thành công việc có nhu cầu tuyển dụng lớn và được nhiều người lựa chọn.

Để trở thành một CRO chuyên nghiệp, điều bạn cần đầu tiên là việc học chuyên sâu về ngành kinh doanh, có bằng cử nhân hoặc cao học thuộc ngành Quản trị kinh doanh với các chuyên ngành: tài chính, kinh tế, kế toán, kỹ sư,… Đây được xem là nền tảng cơ bản giúp bạn phát triển con đường sự nghiệp của mình. Và bước đầu tiên đi trên con đường đó là bạn sẽ chọn một ngôi trường thật tốt và phù hợp với mình để có hành trang kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến ngành này.

Hiện nay, Đại học VinUni có giảng dạy chuyên ngành Quản trị kinh doanh, thuộc Viện Kinh doanh Quản trị. Viện có chương trình học được đồng thiết kế bởi Đại học Cornell – thuộc khối Ivy League của Mỹ, cam kết giải quyết các vấn đề trong nước và toàn cầu bằng cách đào tạo các doanh nhân tương lai – lãnh đạo về mặt tổ chức và tư tưởng.

Mục tổng thể của Viện Kinh doanh Quản trị hướng tới việc cung cấp cho sinh viên nền giáo dục tốt nhất – các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và những kinh nghiệm phù hợp để sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể tìm được công việc tốt, mang lại ý nghĩa lớn lao và cơ hội thăng tiến trong tương lai. Điều này rất đáng để bạn xem xét nếu có mong muốn theo đuổi ngành này.

cro-la-gi-vai-tro-cua-giam-doc-quan-tri-rui-ro-cro-trong-doanh-nghiep-so-6.pjg

Để trở thành một CRO chuyên nghiệp bạn cần có kế hoạch cụ thể để lấy được bằng cấp cần thiết.

Bài viết trên, VinUni đã giúp bạn giải đáp những thông tin quan trọng xoay quanh CRO, giúp trả lời cho câu hỏi CRO là gì, CRO là vị trí gì trong doanh nghiệp, hay học gì để trở thành một CRO chuyên nghiệp. Quản trị kinh doanh là ngành được nhiều trường đào tạo. Song học quản trị kinh doanh ở VinUni sẽ trang bị cho sinh viên tư duy, kiến thức cũng như những kỹ năng mềm cần thiết cho con đường phát triển trong tương lai. Chúc bạn thành công!