CPO là gì? Vai trò của vị trí CPO trong doanh nghiệp
CPO là gì? Vai trò của CPO trong doanh nghiệp là gì? Trong bài viết này chúng ta sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu rõ hơn về CPO, vai trò cũng như trách nhiệm của họ trong doanh nghiệp. Ngoài ra, khám phá cách CPO tương tác với các bộ phận khác trong công ty để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của CPO đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Tìm hiểu CPO là gì?
Để hiểu một cách rõ nhất CPO là gì? CPO là chức vụ gì? CPO là người đóng vai trò quan trọng cầm trịch tất cả các vấn đề liên quan đến sản phẩm và toàn bộ các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp đó.
CPO là viết tắt của cụm từ “Chief Product Officer”, tức chỉ chức danh “Giám đốc sản xuất” hay “Quản đốc sản xuất” trong doanh nghiệp. Cụ thể là nghiên cứu, lên chiến lược, phát triển sản phẩm và kế hoạch Pr cho sản phẩm. Giám đốc sản xuất sẽ theo sát quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu lên ý tưởng đến khâu tiêu thụ.
CPO và CTO khác nhau như thế nào?
CPO là gì và khác CTO như thế nào? Nhìn sơ lược về tên gọi của hai vị trí này thì thật dễ nhầm lẫn giữa chức danh Giám đốc sản xuất và Giám đốc công nghệ. Tuy nhiên, khi nhìn nhận kỹ thì CPO – Giám đốc sản xuất hay Quản đốc sản xuất, người ta thường nghĩ ngay đến việc một người luôn vận dụng máy móc trong quá trình sản xuất sản phẩm và chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động của nhà máy đó. Vậy vị trí Giám đốc sản xuất khác gì với CTO – Giám đốc công nghệ?
Mặc dù cả hai vị trí này đều sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để không ngừng cập nhật các thiết kế mới nhất với tính năng vượt trội nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp họ nhằm làm gia tăng trải nghiệm cũng như thói quen mua sắm của khách hàng.Nhưng nếu CPO trả lời các câu hỏi “Why”, “What”, “When” thì CTO tập trung trả lời câu hỏi “How”.
Vậy sự khác biệt giữa hai vị trí đã được tháo gỡ. Ta tạm chia quy trình sản xuất sản xuất thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 là chu trình thai nghén sản phẩm: Tại vì sao sản phẩm này phải có? Tên gọi sản phẩm này là gì, thiết kế bao bì như thế nào để phù hợp với từng phân khúc khách hàng? Khi nào sản phẩm này cần đến tay người dùng?
Giai đoạn 2 là bước vào chu trình sản xuất: tạm hiểu là sử dụng dây chuyền sản xuất để hình thành sản phẩm.
Từ đó, dễ dàng thấy được CPO – Quản đốc sản xuất đảm nhiệm giai đoạn 1 và CTO điều phối giai đoạn 2. Tuy nhiên, ranh giới giữa 2 chức danh này sẽ nhanh chóng mờ nhạt nếu doanh nghiệp chỉ tuyển dụng vị trí CPO. Lúc này, CPO sẽ đảm đương luôn cả phần việc của CTO nha các bạn.
Nhìn nhận vai trò CPO trong doanh nghiệp
Vai trò của CPO là gì? Giám đốc sản xuất chính là những nhân sự cấp cao có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp hoạt động trong mảng sản xuất. Giám đốc sản xuất là người giám sát và cố vấn cho cả bộ phận sản xuất và Tổng giám đốc từ lên kế hoạch đến thực thi sản phẩm. Vai trò của CPO là đảm bảo những sản phẩm do công ty sản xuất có thể tiến sâu vào thị trường mục tiêu, thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Dưới đây là 5 vai trò chính của CPO trong doanh nghiệp:
Giám sát tiến độ và chất lượng
Tiến độ đi kèm với chất lượng là 2 điều kiện tiên quyết để CPO “chinh phục” khách hàng của mình. Đó là cái đích mà bất cứ người sếp nào cũng như đội ngũ quản trị doanh nghiệp mong muốn đạt được.
Người làm quản lý sẽ có những chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ mang tên KPI để giám sát tiến độ cũng như chất lượng. Từ việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới đến câu chuyện nguyên vật liệu cũng đều phụ thuộc vào sự “tinh anh” của CPO – Giám đốc sản xuất để toàn vẹn trong tất cả mọi công đoạn, nơi mà bất cứ một sai sót nào cũng không được xem nhẹ và bỏ qua.
Định hướng sự phát triển của tổ chức, cơ cấu sản xuất
Giám đốc sản xuất cần phối hợp với CMO (Giám đốc Marketing) và CCO (Giám đốc kinh doanh) để đề xuất và triển khai kế hoạch thu thập dữ liệu người dùng, xác định nhu cầu của tệp khách hàng tiềm năng phù hợp. Từ đó, Quản đốc sản xuất sẽ thống nhất kế hoạch sản xuất với Ban Giám đốc, trong đó CPO đảm đương cơ cấu sản xuất, bảng giá nguyên vật liệu sẽ sử dụng, thiết kế hình thái và bao bì của sản phẩm.
Giám sát việc thực hiện nội quy và quy định về an toàn lao động của nhân viên phòng Sản xuất.
Đảm bảo sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức
Là người đứng đầu Phòng sản xuất, một CPO cần đảm bảo sự phối hợp hoàn hảo giữa nhân viên Phòng sản xuất với doanh nghiệp bởi cốt lõi của sản xuất theo hệ thống máy móc chỉ tốt khi được vận hành bởi những con người tốt, những nhân viên luôn luôn hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình khi làm việc tại tổ chức.
Nói cách khác, một sản phẩm thân thiện nhất, có ích nhất đối với người dùng luôn được sản sinh ra từ quá trình đồng sáng tạo giữa – CPO cùng toàn thể nhân viên trong tổ chức, trong đó có chính đóng góp từ chính những nhân viên từ Phòng sản xuất.
Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng
CPO gần giống như những nhân viên kinh doanh khi họ cũng cần giữ mối liên hệ với khách hàng. Sự tín nhiệm từ khách hàng sẽ mang đến những phản hồi tích cực và đúng đắng nhất về chất lượng sản phẩm. Bài toán về doanh số, thương hiệu của sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp được xây đắp nên từ những điều cơ bản và nhỏ nhặt nhất.
Những yếu tố nào cần có ở vị trí CPO?
Để có thể đảm nhận vị trí CPO thì bạn phải có những kỹ năng và kinh nghiệm nhất định. Đây là vị trí giám đốc cấp cao với mức thu nhập trong mơ, điều này đòi hỏi bạn phải thật sự xuất sắc và có những kinh nghiệm, kỹ năng nhất định. Cụ thể, một số yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng đối với vị trí CPO là:
Về kinh nghiệm
Để đảm nhận vị trí CPO, bạn phải là người từng có kinh nghiệm làm việc trong một thời gian nhất định tại bộ phận sản xuất. Dĩ nhiên điều này không phải điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, việc bạn có kinh nghiệm lâu năm trong mảng sản xuất là một lợi thế để bạn có thể hoàn thành vai trò của một giám đốc sản xuất.
Về kỹ năng
Một CPO giỏi là người không chỉ giỏi chuyên môn mà cần trau dồi những kỹ năng mềm giúp ích cho công việc. Một số kỹ năng quan trọng bạn cần trau dồi và nỗ lực cải thiện là: Kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy logic.
Mức thu nhập của CPO có cao không
Lương của CPO có cao không là điều nhiều người có định hướng theo đuổi nghề này quan tâm đến. Hiện nay, mức lương của giám đốc sản xuất dao động ở mức từ 20 đến 30 triệu đồng. Một số người nhiều kinh nghiệm và giỏi chuyên môn có thể có mức thu nhập lên đến 50-60 triệu đồng.
Như vậy, ta có thể thấy cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập của CPO là cực lớn, mức lương CPO là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào việc người đảm nhận vị trí CPO có gì nổi bật, xuất sắc và cống hiến được gì cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặt bằng chung thì mức lương của CPO được đánh giá là tương đối hấp dẫn so với một số vị trí khác tương đương.
Kết luận
Tóm lại, CPO là gì? Một CPO – “Chief Product Officer” có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp hoạt động trong mảng sản xuất, chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất sản phẩm – yếu tố cốt lỗi trong việc vận hành doanh nghiệp. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc những hiểu biết hữu ích về người quản đốc với các công đoạn trước, trong và sau khi “đứa con tinh thần” mang tên sản phẩm ra đời.
Nếu bạn quan tâm đến việc trở thành một CPO trong tương lai, việc học tại trường Đại học VinUni có thể là một lựa chọn phù hợp. VinUni cung cấp chương trình đào tạo trong ngành Quản trị kinh doanh với một môi trường học tập hiện đại và chất lượng, sinh viên sẽ được học và cung cấp những kiến thức cần thiết và liên quan đến kinh doanh, quản lý để có thể chuẩn bị hành trang tốt cho con đường trở thành CPO thành công trong tương lại.