Chi phí cận biên là gì? Công thức tính chi phí cận biên

05/09/2023

Trong hoạt động của mọi doanh nghiệp, chi phí cận biên luôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà và hỗ trợ ra quyết định cải tiến sản phẩm. Vậy chi phí cận biên là gì? Cách tính loại chi phí này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Chi phí cận biên là gì? 

Nhiều người thường thắc mắc chi phí cận biên là gì mà lại được sử dụng nhiều trong việc tính toán của các doanh nghiệp. Để hiểu rõ về điều này, ta cần tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của loại chi phí này nhằm biết cách hoạt động và tính toán cho chính xác.

Khái niệm chi phí cận biên

Marginal Cost (MC) là thuật ngữ của ngành kế toán quản trị dùng để chỉ chi phí cận biên hoặc tên gọi khác là chi phí đơn vị. Chi phí cận biên có thể hiểu là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ thêm. Xác định được chi phí cận biên sẽ giúp doanh nghiệp xác định sự biến động của việc sản xuất thêm sản phẩm, dịch vụ, do vậy, MC cũng được coi là chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp tăng sản lượng lên một đơn vị. 

chi-phi-can-bien-la-gi-cong-thuc-tinh-chi-phi-can-bien-anh-1

Chi phí cận biên là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ thêm

Trong quá trình kinh doanh khi muốn biết sản lượng đầu ra phù hợp, doanh nghiệp cần dựa vào giá bán và tính chi phí cận biên. Chi phí cận biên có vai trò quan trọng trong quyết định hiệu quả sản xuất và xây dựng chiến lược giá cả, từ đó có thể xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho doanh nghiệp. 

Ý nghĩa của chi phí cận biên

Chi phí cận biên luôn là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp triển khai kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Do vậy mà chi phí này có tác động lên hầu hết các lĩnh vực quan trọng như sản xuất, tài chính và marketing. 

Đối với sản xuất, khi chi phí cận biên thấp hơn doanh thu cận biên thì doanh nghiệp nên tăng sản lượng một cách tối ưu nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Ngoài ra, giá trị này cũng giúp các doanh nghiệp điều chỉnh giá cả phù hợp và đánh giá hiệu quả dây chuyền sản xuất, giúp giảm thiểu rủi ro và tránh gặp tình trạng lỗ vốn. 

Quảng cáo và phát triển sản phẩm là một trong những công việc quan trọng của marketing, do vậy, việc xác định chi phí cận biên được coi là nền tảng để xác định các bước marketing tiếp theo. Nếu chi phí cận biên của việc tăng chi tiêu quảng cáo thấp hơn doanh thu tăng thêm, việc tăng chi tiêu quảng cáo là hợp lý và phát triển sản phẩm mới dựa trên hiệu quả mà quá trình marketing mang lại. 

Trong lĩnh vực tài chính, chi phí này giúp các nhà đầu tư đánh giá tính khả thi của dự án và lợi nhuận mà nó đem lại. Ngoài ra, nếu chi phí vượt quá sự kiểm soát, các nhà quản lý cũng có thể đưa ra các chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro và tránh bị thất thoát về tài chính. 

Cách tính chi phí cận biên

Chi phí cận biên được tính bằng cách lấy thay đổi của tổng các chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm chia cho sự thay đổi của tổng số lượng hàng hoá. Tuy vậy, công thức này chỉ áp dụng để tính toán chi phí bổ sung cho một đơn vị sản phẩm cụ thể, không áp dụng cho việc tính toán tổng số lượng hàng hoá sản xuất. Công thức tính của loại chi phí này được viết như sau: 

MC = (ΔTC/ΔQ)

Trong đó: 

MC (Marginal Cost): Chi phí cận biên.

ΔTC (Total Cost): Sự biến đổi trong tổng chi phí do sản xuất hoặc cung cấp thêm một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ.

ΔQ (Quantity): Sự biến đổi trong số lượng sản phẩm hoặc đơn vị dịch vụ thêm vào.

chi-phi-can-bien-la-gi-cong-thuc-tinh-chi-phi-can-bien-anh-2

Chi phí cận biên được tính bằng cách lấy thay đổi của tổng các chi phí sản xuất chia cho sự thay đổi của tổng số lượng hàng hoá

Ví dụ 1: 

Một công ty sữa đang sản xuất 10.000 lít sữa với tổng chi phí là 100.000.000 đồng.

Khi công ty quyết định tăng sản lượng lên 12.000 lít, tổng chi phí tăng lên thành 112.000.000 đồng.

Như vậy, ta sẽ tính chi phí cận biên như sau: 

ΔTC = 112.000.000 – 100.000.000 = 12.000.000 đồng

ΔQ = 12.000 lít – 10.000 lít = 2.000 lít

MC = (ΔTC/ΔQ) = 12.000.000 đồng / 2.000 lít = 6.000 đồng/lít

Ví dụ 2: 

Một doanh nghiệp sản xuất gấu bông đang sản xuất 1000 con gấu mỗi tháng với tổng chi phí là 100.000.000 đồng. Công ty muốn tăng sản lượng lên 1100 con. Giả sử chi phí thuê thêm một công nhân là 5.000.000 đồng/tháng, chi phí nguyên vật liệu cho 100 con gấu bông thêm là 3.000.000 đồng và chi phí điện năng tăng thêm là 2.000.000 đồng.

Như vậy, chi phí cận biên sẽ được tính như sau: 

ΔTC = 5.000.000 + 3.000.000 + 2.000.000 = 10.000.000 đồng.

ΔQ = 1100 – 1000 = 100 con.

MC = (ΔTC/ΔQ) = 10.000.000 đồng / 100 con = 100.000 đồng/con.

Lưu ý khi tính toán chi phí cận biên

Việc tính sai chi phí cận biên có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, bạn cần lưu ý thời gian, sự chênh lệch số lượng và các yếu tố bên ngoài tác động đến dữ liệu để giảm thiểu tình trạng sai lệch chi phí. 

Xác định rõ chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi trực tiếp và tỉ lệ thuận với mức độ sản xuất của doanh nghiệp. Nói cách khác, khi sản lượng tăng lên, chi phí biến đổi cũng tăng lên và ngược lại. Các chi phí này thường bao gồm tiền lương, thưởng, tiền nhiên liệu, chi phí vận chuyển và tiền hoa hồng bán hàng. Để tính toán một cách chính xác, bạn cần xác định rõ là thành phần nào trong tổng chi phí có sự biến đổi và số lượng biến đổi cụ thể ra sao, từ đó bạn có thể tính toán kỹ lưỡng và giảm thiểu sai sót xảy ra. 

Đối với việc thống kê kinh tế, bạn cần nắm rõ chi phí biến đổi và chi phí cố định, tuy nhiên chúng có thể thay đổi theo từng đợt sản xuất hàng hoá. Do vậy, bạn nên vận dụng một cách linh hoạt và không nên quá cứng nhắc đối với những đợt tăng số lượng sản xuất sản phẩm mới. 

Xác định thời gian tính toán và yếu tố bên ngoài

Các chi phí có thể thay đổi theo từng đợt sản xuất ngắn hạn và dài hạn, do đó bạn cần luôn luôn xác định lại chi phí cố định và chi phí biến đổi khi tính chi phí cận biên. Chi phí này còn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thị trường, công nghệ và chính sách. 

chi-phi-can-bien-la-gi-cong-thuc-tinh-chi-phi-can-bien-anh-3

Thời gian tính toán và yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng tới sự chính xác của chi phí cận biên

Thị trường sẽ luôn có sự biến động trong giá cả, do đó các doanh nghiệp có thể tính toán giá cả vật liệu, năng lượng để tối ưu hoá lợi nhuận. Việc áp dụng máy móc vào sản xuất đã giúp năng suất lao động tăng lên đáng kể, do đó, doanh nghiệp có thể kết hợp vận dụng công nghệ vào quá trình sản xuất để giảm chi phí cận biên và nhiều chi phí phát sinh khác. 

Tránh nhầm lẫn chi phí

Trong quá trình tính toán, kế toán viên có thể bị nhầm lẫn giữa chi phí trung bình và chi phí cận biên do chúng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy vậy, sai lầm này có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, do đó, ta cần ghi nhớ rằng chi phí trung bình là tổng chi phí chia cho sản lượng, trong khi chi phí cận biên là sự thay đổi của tổng chi phí khi sản lượng tăng thêm một đơn vị. Ta có thể tham khảo bảng dưới đây để phân biệt hai loại chi phí này. 

Đặc điểm Chi phí trung bình Chi phí cận biên
Công thức AC = TC / Q MC = ΔTC / ΔQ
Định nghĩa Tổng chi phí chia cho tổng sản lượng Sự thay đổi của tổng chi phí khi sản lượng tăng thêm một đơn vị
Tính chất  Bao gồm cả chi phí cố định và biến đổi Chỉ bao gồm chi phí biến đổi
Mục đích Đánh giá hiệu quả sản xuất tổng thể Quyết định sản lượng tối ưu, định giá

Học Thống kê kinh tế ở trường đại học nào?

Chi phí cận biên và rất nhiều chi phí khác đều nằm trong nguyên lý kế toán thuộc nhiều ngành, trong đó nổi bật nhất là ngành Kinh tế học. Để học tập hiệu quả và có vốn kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực này, bạn nên chọn trường đại học vừa có chất lượng giáo dục tốt, vừa có cơ sở vật chất cũng như điều kiện thuận lợi để bạn phát triển bản thân một cách toàn diện. Với tất cả yêu cầu trên, Trường đại học VinUni sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn để trau dồi bản thân, trở thành một nhà thống kê kinh tế tài giỏi. 

Chất lượng giảng dạy

VinUni luôn tự hào là một trong những ngôi trường có chất lượng giảng dạy ngành Kinh tế tốt nhất bởi chương trình học của ngành được thiết kế chuẩn quốc tế từ hai trường đại học đứng đầu Hoa Kỳ là đại học Cornell và đại học Pennsylvania. Tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính trong trường, do đó, sinh viên sẽ sớm thích nghi với kiến thức và môi trường làm việc quốc tế để luôn trong tâm thế sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên đến từ 27 quốc gia trên thế giới với học vị cao sẽ đem lại nhiều kiến thức rộng mở và thú vị cho sinh viên theo học tại trường.  

Hệ thống thư viện trực tuyến với hàng trăm đầu sách kinh tế và giáo trình học tập miễn phí sẽ hỗ trợ sinh viên rất nhiều trong quá trình tự học và nghiên cứu. Ngoài ra, trường cũng luôn tạo mọi điều kiện cho sinh viên được phát triển và khởi nghiệp từ sớm nhờ Trung tâm Khởi nghiệp (E-Lab) với nguồn vốn đầu tư có thể lên tới hàng chục triệu, từ đó mở ra cơ hội phát triển đa dạng cho sinh viên. 

chi-phi-can-bien-la-gi-cong-thuc-tinh-chi-phi-can-bien-anh-4

Trường đại học VinUni sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn để trở thành một nhà thống kê kinh tế tài giỏi

Cơ hội nghề nghiệp 

VinUni hiện đang là đối tác tin cậy của nhiều trường đại học trên thế giới như: Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST), đại học Quốc gia Seoul, đại học Công nghệ Sydney (UTS),… Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng tham gia khoá trao đổi sinh viên trên cơ sở hợp tác song phương tới các trường ở nhiều nơi trên thế giới, việc học này sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn nhờ vào khả năng phân tích tình hình kinh tế các quốc gia trên thế giới. 

Kết nối doanh nghiệp là một trong những cấu phần quan trọng trong chương trình đào tạo của VinUni, do vậy sinh viên học Kinh tế học tại VinUni sẽ có cơ hội đi thực tập ngay từ năm nhất tại các tổ chức uy tín như McKinsey, Vinpearl, Techcombank, VNPT, FPT, Viettel, Vietnam Airlines… Điều này sẽ giúp bạn có nhiều trải nghiệm thực tế và tạo dựng các mối quan hệ, giúp ích cho công việc của bạn khi tốt nghiệp sau này. 

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi chi phí cận biên là gì và cách tính loại chi phí này. Các doanh nghiệp nên tính toán và xác định chi phí cận biên trước khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá mới nhằm giảm thiểu rủi ro và tối ưu hoá lợi nhuận.