Cách lên kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới – Lưu ý cần nhớ

05/06/2023

Bất kỳ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, quy mô nào cũng vậy, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường đều phải lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới sau đó mới bắt tay vào triển khai. Vậy câu hỏi đặt ra, kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới sẽ như thế nào? Trong bài viết sau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu  kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới là gì và các bước lập kế hoạch sao cho hiệu quả nhé.

Tại sao bắt buộc phải lên kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới?

Kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới sẽ chú trọng về phần tăng nhận thức thương hiệu và sản phẩm. Thay vì tập trung vào các yếu tố 4P trong Marketing là: product – price – place – promotion, thì kế hoạch cho ra mắt sản phẩm mới sẽ chỉ tập trung vào nhóm promotion.

Không như những sản phẩm đã có mặt trên thị trường, công cuộc quảng bá cho những sản phẩm mới đòi hỏi nhiều thử thách, ngân sách cao đi kèm với nhiều trở ngại phát sinh. Chính vì thế việc thiết lập mẫu kế hoạch phát triển sản phẩm mới là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ hơn mục tiêu, tạo ra những chiến lược ấn tượng đến người tiêu dùng, làm sao để họ có thể nhớ được sản phẩm, tên và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

Có kế hoạch chi tiết cũng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế sai sót hay chi phí phát sinh không đáng có. Những kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới sẽ là chiến dịch kéo dài thời gian ngắn tầm 1 – 2 tháng nên nó là yếu tố then chốt quyết định “sống – còn” cho sản phẩm đó.

cach-len-ke-hoach-marketing-cho-san-pham-moi-luu-y-can-nho-hinh-anh-1

Kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới thường diễn ra trong thời gian ngắn

Một ví dụ lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm khá thành công và tạo được tiếng vang lớn đó là chiến dịch của Pepsi cho sản phẩm Pepsi vị chanh không calo vào năm 2020. Nhờ nắm bắt tốt hành vi người tiêu dùng ở giai đoạn đó và tận dụng xu hướng giải trí, Pepsi đã tài trợ cho chương trình RapViet để quảng bá sản phẩm mới mà đối tượng chính ở đây là những bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z, yêu thích trải nghiệm và không ngại thử thách.

Ngoài đẩy mạnh các kênh truyền thông, Pepsi còn hợp tác với các sàn thương mại điện tử hàng đầu để ra mắt ấn phẩm giới hạn có chữ ký từ các vị huấn luyện viên khi mua các sản phẩm của hãng. Hoạt động này đã thu hút đông đảo khán giả nhờ đó doanh số bán hàng cũng tăng không ngừng.

cach-len-ke-hoach-marketing-cho-san-pham-moi-luu-y-can-nho-hinh-anh-2

Chiến dịch nhằm củng cố hình ảnh trẻ trung của thương hiệu và “lấy lòng” thế hệ người tiêu dùng mới

Theo Brands Vietnam ghi nhận, chiến dịch này đã “hô biến” ngành giải khát không đường tăng trưởng 60%, trong đó Pepsi chiếm 48%. Mức độ nhận diện cao hơn 159% so với mục tiêu đề ra và thị phần tăng 2,7 điểm.

Hướng dẫn cách lên kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới

Quy trình 7 bước dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết cách lên kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới, hướng tiếp cận đến khách hàng, qua đó tăng khả năng thành công khi “trình làng” sản phẩm.

Hiểu rõ sản phẩm mới của mình

Đầu tiên, hiểu rõ sản phẩm của chính mình là điều kiện tiên quyết. Lợi điểm bán hàng độc nhất – USP (unique selling point) là điểm khác biệt mà khách hàng chỉ tìm thấy trên sản phẩm của bạn. Một sản phẩm sẽ có nhiều ưu điểm nhưng chúng ta chỉ cần chọn ra một điểm nổi bật nhất để “câu dẫn” khách hàng.

Bước diễn giải USP này là cực kỳ quan trọng, nếu bạn không thể tìm ra được điểm nổi bật thì khả năng sản phẩm tồn tại trên thị trường là rất thấp.

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Bất kỳ sản phẩm, ngành hàng nào cũng sẽ có phân khúc khách hàng riêng, việc của doanh nghiệp là tiếp cận đến nhóm khách hàng mục tiêu đó. Có 2 cách để bạn có thể đến gần hơn với nhóm khách hàng của mình là:

– Xây dựng chân dung các nhóm đối tượng (personas): đây là bảng tổng hợp thông tin từ độ tuổi, giới tính, công việc cho đến hành vi mua hàng, tâm lý tiêu dùng. Những thông tin này được tổng hợp từ các buổi phỏng vấn khách hàng và doanh nghiệp có thể tận dụng để tìm ra cách thức tiếp cận phù hợp.

– Xác nhận điểm chạm (touch point): dựa vào những bài phân tích hành vi, thói quen, doanh nghiệp sẽ định ra hướng truyền thông nào phù hợp, online hay offline. Cách thức này giúp khai thác nền tảng hiệu quả hơn, tránh sa đà vào chiến dịch nào cũng chạy quảng cáo Facebook hay Google.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Quy tình phân tích đối thủ cạnh tranh không bao giờ dư thừa – “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Trong thị trường cạnh tranh gay gắt, làm sao để doanh nghiệp tìm được chỗ đứng cho sản phẩm của mình trong 1 ngành hàng mà người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn?

– Phân tích chiến lược Marketing của đối thủ biết được đối phương đang triển khai những hình thức nào từ đó phân tích ra ưu – nhược điểm để rút kinh nghiệm cho chính mình

cach-len-ke-hoach-marketing-cho-san-pham-moi-luu-y-can-nho-hinh-anh-3

Phân tích đối thủ và tìm điểm khác biệt cho doanh nghiệp mình.

– Tìm ra điểm khác biệt của mình so với đổi thủ, hãy chắc chắn rằng điểm khác biệt này đủ tính thuyết phục và khó có thể thay thế trong thời gian dài. Điểm này cũng hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động truyền thông sau này.

Xác định mục tiêu chi tiết

Sau khi phân tích sản phẩm, phân tích đối thủ và nghiên cứu thị trường, hãy lập chi tiết các mục tiêu cần đạt. Lưu ý, mục tiêu này phải đồng nhất với chiến lược và ngân sách. Dựa vào mô hình SMART mà doanh nghiệp có thể đề ra các mục tiêu sau:

– Mục tiêu kinh doanh

– Chỉ tiêu thị phần

– Chỉ tiêu nhận thức thương hiệu

– Chỉ tiêu bán hàng

– Chỉ tiêu khách hàng

– Chỉ tiêu lợi nhuận

Lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp

Bước tiếp theo trong lên kế hoạch Marketing sản phẩm mới chính là lựa chọn kênh truyền thông phù hợp để quảng bá sản phẩm đến với khách hàng tiềm năng. Khi đã nắm rõ được tệp khách hàng doanh nghiệp sẽ dễ dàng chọn được kênh quảng cáo.

Nếu trước kia xu hướng Marketing trên báo chí, tivi, hội thảo được sử dụng nhiều thì ngày nay sự phát triển của Internet, các trang mạng xã hội ngày càng đa dạng mở ra kỷ nguyên mới “màu mỡ” hơn.

Xác định ngân sách cho Marketing

Kế hoạch Marketing không thể triển khai nếu không có ngân sách. Một kế hoạch càng hoành tráng thì chi phí sẽ càng tốn kém nhưng đổi lại hiệu ứng Marketing sẽ lan tỏa tốt hơn.

Cần xác nhận rõ ngân sách sẽ phân bổ trên những nguồn nào, thông thường ngân sách Marketing cho sản phẩm mới gồm:

– Chi phí đào tạo nhân lực.

– Chi phí triển khai chiến dịch.

– Chi phí cho các công ty quảng cáo nếu doanh nghiệp bạn không thể tự triển khai.

– Chi phí cho các dụng cụ, phần mềm hỗ trợ.

Triển khai – đo lường – đánh giá

Lên kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới đơn giản hay phức tạp còn tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp. Khi kế hoạch được triển khai hãy tập trung vào những chỉ số: khả năng tiếp cận, hiệu quả tương tác, độ phủ sóng trên các nền tảng….

Việc thông kê các chỉ số trên giúp các doanh nghiệp đưa ra đánh giá, các hướng xử lý, cải thiện kịp thời. Đồng thời nó cũng là cơ sở để xây dựng kế hoạch truyền thông trong các giai đoạn tiếp theo.

Lưu ý cần nhớ khi Marketing cho sản phẩm mới

Kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới không chỉ có những bước trên mà còn vài điểm cần lưu ý:

– Xác định thông điệp Marketing: mỗi ngày chúng ta phải tiếp nhận rất nhiều nguồn thông tin khác nhau, làm cách nào để có thể ghi dấu ấn đến khách hàng khi chỉ có vài giây thoáng qua? Đáp án chính là hãy tạo ra thông điệp Marketing thu hút, đặc sắc. Một sản phẩm có bao bì bắt mắt đi cùng slogan ấn tượng sẽ chạm đến cảm xúc và thu hút nhiều sự quan tâm hơn từ phía khách hàng.

– Đừng bỏ qua các ưu đãi: thay vì chỉ trình làng sản phẩm “suông” thì hãy kết hợp với các chương trình giảm giá, quà tặng đi kèm,… những ưu đãi giúp kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm nhiều hơn bên cạnh các yếu tố thương hiệu, công dụng, giá cả.

cach-len-ke-hoach-marketing-cho-san-pham-moi-luu-y-can-nho-hinh-anh-4

Kế hoạch càng chi tiết sẽ giúp kiểm soát những rủi ro

Để quá trình ra mắt sản phẩm mới đạt hiệu ứng tốt đòi hỏi phải lên kếhoạch Marketing cho sản phẩm mới hết sức cẩn trọng và tỉ mỉ. Khi kế hoạch đã đạt hiệu quả sẽ là tiền đề để doanh nghiệp có động lực hơn trong các mục tiêu phát triển tiếp theo.