Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh IELTS tạo ấn tượng tốt

12/08/2023

Trong bài thi IELTS, việc giới thiệu bản thân là rất quan trọng vì nó không chỉ thể  hiện kiến thức mà còn cho thấy sự tự tin trong giao tiếp của thí sinh. Vậy ta nên giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh như thế nào để gây ấn tượng với giám khảo? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Tại sao cần giới thiệu bản thân

Giới thiệu bản thân là việc mà bạn cần phải làm khi gặp bất cứ ai, bạn cần giới thiệu các thông tin cơ bản về bản thân như tên tuổi, việc làm hay một vài thông tin về sở thích cá nhân để đối phương có hiểu biết sơ qua về bản thân mình. Giới thiệu bản thân sẽ để lại ấn tượng ban đầu cho đối phương, do vậy, nếu bạn chuẩn bị tốt thì có thể khiến đối phương tôn trọng và có cái nhìn tốt về bạn.

cach-gioi-thieu-ban-than-bang-tieng-anh-ielts-tao-an-tuong-tot-anh-1

Giới thiệu bản thân giúp giám khảo sự mạch lạc và linh hoạt khi sử dụng ngữ pháp của bạn

Khi bạn giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh IELTS với giám khảo trong bài thi, bạn sẽ tạo ấn tượng ban đầu cho ban giám khảo, đồng thời tạo sự liên kết thông qua việc trò chuyện qua lại giữa hai bên. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác căng thẳng, đồng thời cũng chứng minh khả năng giao tiếp của bạn, giúp giám khảo có cái nhìn tốt về bạn. 

Khi giới thiệu bản thân, bạn nên truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và tự tin, tạo ấn tượng tích cực và tạo điều kiện tốt cho giao tiếp tiếp theo, giúp tạo dựng mối quan hệ một cách dễ dàng. Phần Introduction trong IELTS yêu cầu thí sinh sử dụng sự hiểu biết và khả năng vận dụng ngôn ngữ vào tình huống giao tiếp này. Từ đó, giám khảo sẽ đánh giá cấu trúc câu, sự mạch lạc và ngữ pháp, từ vựng mà bạn sử dụng có linh hoạt và phù hợp hay không. 

Cách giới thiệu bản thân trong bài thi IELTS 

Để mang lại ấn tượng tốt cho giám khảo, bạn nên giới thiệu bản thân theo tuần tự và khéo léo. Bạn không nên nói quá dài mà chỉ nên nói đủ thông tin về bản thân như họ và tên, tuổi, nơi ở hoặc nơi công tác, bạn có thể nói sơ qua về sở thích cá nhân và trò chuyện tùy theo câu hỏi mà giám thị đưa ra trong phần Introduction. 

Chào hỏi giám khảo

Chào hỏi là phép tắc cơ bản khi bạn muốn bắt đầu một cuộc trò chuyện. Hãy chào hỏi giám khảo một cách đơn giản và lịch thiệp, điều này giúp bạn thể hiện sự nghiêm túc và tôn trọng với giám khảo. Bạn có thể sử dụng các câu sau để chào hỏi xã giao. 

Bạn hãy bắt đầu bằng các câu chào phổ biến như: Good morning, Good afternoon, Good evening,… Những từ này được coi là một lời chúc tốt lành theo từng thời điểm trong ngày.  Do vậy, bạn có thể dùng từ này để chào hỏi giám khảo một cách lịch sự nhưng không quá khô khan, xa cách. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các cụm từ thể hiện cảm xúc như vui mừng hoặc phấn khởi để tạo không khí thoải mái cho phần giới thiệu tiếp theo. Bạn có thể sử dụng các cụm như: Nice to meet you, Great to meet you,… Để phần mở đầu không bị quá ngắn, bạn có thể thêm lý do hoặc mục đích hành động của mình. 

Ví dụ: Good morning. It’s a pleasure to meet you today. Let me introduce myself first. 

Giới thiệu tên và tuổi

Sau khi chào hỏi, việc đầu tiên bạn cần làm là giới thiệu tên tuổi của bản thân trước khi giới thiệu những phần quan trọng phía sau. Phần giới thiệu này sẽ giúp giám khảo nhận diện được bạn, cũng như là một bước để xác minh danh tính để bước vào phần thi. Bạn có thể giới thiệu tên bằng cấu trúc: My (full) name is + Tên hoặc diễn đạt khác một chút bằng cấu trúc: You can call me/ Please call me / Everyone calls me + Tên của bạn. 

cach-gioi-thieu-ban-than-bang-tieng-anh-ielts-tao-an-tuong-tot-anh-2

Việc giới thiệu tên tuổi được coi là một bước để xác minh danh tính trước khi bước vào phần thi

Ví dụ: My full name is Nguyen Ngoc Anh. You can call me Anh.

Đối với phần giới thiệu tuổi, bạn có thể trình bày trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngày tháng năm sinh của mình. Bạn hãy sử dụng câu sau: I’m (over/ almost/ nearly) + tuổi + years old hoặc My birthday is on + ngày sinh của bạn

Ví dụ: My birthday is on 23th, September, 2000 and I’m turning to 25 next year. 

Giới thiệu về quê hương và địa chỉ

Sau khi giới thiệu tên tuổi, bạn hãy nói sơ qua về quê hương hoặc nơi bạn sinh ra vì điều này cũng có thể là điều mà giám khảo quan tâm. Bạn cũng có thể nói về địa chỉ mà bạn sinh sống hiện tại theo cấu trúc: I live on + tên đường + street hoặc I live at + địa chỉ bạn sinh sống. Khi muốn nói về quê hương, bạn hãy sử dụng mẫu câu I grew up in + quê hương hoặc My hometown is + địa điểm.

Ví dụ: My hometown is Da Nang but now I live at Ho Chi Minh city. 

Giới thiệu về trình độ học vấn và nghề nghiệp

Trình độ học vấn cũng là điều mà bạn nên giới thiệu trong phần giới thiệu về bản thân, bởi nghề nghiệp và học vấn cũng phần nào phản ánh được trình độ tiếng Anh của bạn. 

Bạn có thể tham khảo một vài cấu trúc dưới đây để giới thiệu về trình độ học vấn và nghề nghiệp: 

I’m a student at + trường học hoặc I’m a junior / senior at + trường đại học. 

I’m a student at + tên trường học (… primary school / secondary school / high school).

I’m studying for a bachelor’s / master’s / PhD degree at + trường đại học.

I have/ hold a bachelor’s degree in + tên ngành học.

Ví dụ: I’m currently studying for a bachelor’s degree in Chemistry at the University of Science. 

Đối với người đã đi làm, bạn có thể giới thiệu nghề nghiệp và nơi làm việc của mình, đồng thời bạn cũng nên giới thiệu thêm một chút về quá trình làm việc của mình để gây ấn tượng với giám khảo. Bạn có thể dùng mẫu câu sau trong tiếng Anh để diễn đạt điều này. 

I’m a/an + nghề nghiệp + at + tên công ty.

My profession is + nghề nghiệp + and I’m employed at + tên công ty.

Ví dụ: I’m currently the Marketing Manager at ABC Company. I have been in this role for five years and I am responsible for developing and implementing marketing strategies. 

cach-gioi-thieu-ban-than-bang-tieng-anh-ielts-tao-an-tuong-tot-anh-3

Sở thích cũng là một trong những chủ đề cần nhắc đến trong phần giới thiệu về bản thân

Giới thiệu về sở thích

Nếu có thể bạn nên giới thiệu sơ qua về sở thích của mình vì có thể bạn sẽ tạo dấu ấn tốt vì sở thích đặc biệt của mình. Bạn có thể nói về sở thích của mình trong 1 – 2 câu ngắn có cấu trúc như sau: In my spare time, I like/ enjoy + V-ing hoặc I’m passionate about + sở thích; My favourite (hobbie) sport / food/ … is + danh từ.

Ví dụ: I’m passionate about post-colonial literature.

Kết thúc với một câu hỏi mở để chuyển sang phần chính

Thông thường, để kết thúc phần Introduce, bạn sẽ cần một câu hỏi để chuyển sang phần chính. Điều này sẽ giúp bạn không bị chuyển không khí đột ngột và tạo cảm giác thoải mái khi bước vào phần quan trọng phía sau. Bạn có thể dùng một số câu hỏi mở như sau: 

Would you like to know more about…? 

Is there anything else you would like to discuss? 

Do you have any other questions?

Như vậy, phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh rất quan trọng và có vấn đề bạn cần thể hiện để tạo thiện cảm cho giám khảo. Trong phần này, bạn nên thể hiện sự tự tin cũng như cho thấy khả năng sử dụng từ vựng, ngữ pháp của mình vào trong thực tế. Bạn chỉ nên nói vừa đủ các thông tin được liệt kê phía trên và tránh tình trạng nói lan man làm mất thời gian để chuẩn bị cho phần quan trọng. 

Cách luyện tập giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Tuy là phần giới thiệu nhỏ nhưng không ít thí sinh vẫn lo sợ trước phần thi này dẫn đến việc nói vấp hoặc sai ngữ pháp. Do đó, ngoài ôn luyện kỹ năng Speaking, bạn cũng nên luyện tập cách giới thiệu bản thân một cách thành thạo và tự tin. 

Tìm hiểu các bài mẫu giới thiệu bản thân

Hiện nay, thí sinh có thể tìm thấy rất nhiều bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh, do vậy thí sinh có thể dễ dàng chọn cách giới thiệu phù hợp với bản thân. Bạn nên xác định những bài giới thiệu có ngữ pháp và từ vựng phù hợp với trình độ của bạn. Từ đó hãy vận dụng và luyện tập giới thiệu về bản thân cho trôi chảy và tự tin. 

cach-gioi-thieu-ban-than-bang-tieng-anh-ielts-tao-an-tuong-tot-anh-4

Luyện nói trước gương mỗi ngày sẽ giúp bạn tự tin và quản lý tốt biểu cảm

Tập nói trước gương

Gương chính là thứ phản chiếu rõ nhất thái độ và biểu cảm của bạn, do vậy, để luyện tập ngữ điệu khi nói, bạn hãy luyện tập trước gương thật nhiều. Khi nói trước gương, bạn nên kết hợp ghi âm lại giọng nói của mình để biết được cách phát âm đã chuẩn chưa và cần sửa những gì. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để sửa chữa và cải thiện, nâng cao khả năng nói cũng như quản lý tốt biểu cảm của bản thân. 

Luyện tập mỗi ngày

Chăm chỉ luôn là chìa khóa giúp bạn cải thiện kỹ năng của mình. Vậy nên, để hoàn thiện khả năng giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh, bạn hãy luyện tập hằng ngày. Bạn có thể nói chuyện với bạn bè, nói chuyện trước gương hoặc học tập với các ứng dụng được tích hợp khả năng nghe và phân tích lỗi sai. Điều này sẽ giúp bạn tiến bộ từng ngày và nâng cao khả năng nói tiếng Anh của bạn. 

VinUni xét tuyển đầu vào tiếng Anh ra sao? 

Trường đại học VinUni là một trong những ngôi trường tiên phong trong việc giảng dạy bằng tiếng Anh, do vậy mà yêu cầu xét tuyển đầu vào của trường cũng có sự khác biệt. Cụ thể, VinUni yêu cầu thí sinh có IELTS 6.5 trở nên và không có kỹ năng nào dưới 6.0. Điều này có nghĩa là bạn phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt và thành thạo một số từ ngữ học thuật để học và nghiên cứu tại trường. 

cach-gioi-thieu-ban-than-bang-tieng-anh-ielts-tao-an-tuong-tot-anh-5

Đối với điểm đầu vào tiếng Anh, VinUni quy định mức điểm tối thiểu là IELTS 6.5 và không có kỹ năng nào dưới 6.0

Nếu thí sinh chưa có bằng IELTS, bạn có thể nộp các chứng chỉ tương đương như TOEFL, chứng chỉ tiếng Anh Cambridge hoặc tham gia bàn kiểm tra chính thức của VinUni để đánh giá trình độ tiếng Anh của trường. Nếu bạn không đậu trong bài kiểm tra này, bạn có thể tham gia khóa học Pathway English nhằm giúp sinh viên phát triển các kỹ năng đọc, nghe, nói và viết tiếng Anh học thuật cơ bản cũng như nâng cao. Kết thúc khóa học, sinh viên sẽ có trình độ tiếng Anh tương đương CEFR B2+ và đáp ứng đủ điều kiện tiếng Anh đầu vào của VinUni.

Bài viết trên đã tổng hợp lại cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh IELTS và phương pháp để cải thiện kỹ năng nói trong phần Introduction. Thí sinh khi ôn luyện hãy xác định khả năng của mình và luyện tập mỗi ngày để không bị lúng túng trong bài thi IELTS chính thức và để lại ấn tượng tốt cho giám khảo nhé.