Bạn có bao giờ cảm thấy bị thu hút bởi một thương hiệu nào đó và muốn tìm hiểu thêm về họ, hay thậm chí chia sẻ về thương hiệu đó với bạn bè, người thân? Đó chính là hiệu quả của Engagement.
Vậy Engagement là gì trong Marketing và các doanh nghiệp nên theo dõi những chỉ số Engagement nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau.
Khái niệm về Engagement
Engagement là gì trong Marketing hay Engagement Marketing (Marketing tương tác) là một thuật ngữ dùng để chỉ mức độ tương tác, quan tâm và tham gia của khách hàng đối với các hoạt động, nội dung, hoặc sản phẩm mà một thương hiệu cung cấp. Engagement không chỉ dừng lại ở việc khách hàng xem hay đọc thông tin mà còn bao gồm các hành động cụ thể như thích, bình luận, chia sẻ, nhấp vào liên kết, và thậm chí là phản hồi trực tiếp với thương hiệu.
Ví dụ:
- Các khách hàng bình luận về bài đăng trên Facebook của cửa hàng quần áo để hỏi về giá của sản phẩm.
- Một người tham gia vào một cuộc thi ảnh do một thương hiệu mỹ phẩm tổ chức.
- Khách hàng chia sẻ bài viết về một sản phẩm/ dịch vụ hay nội dung hữu ích nào đó mà họ yêu thích về trang cá nhân của mình.
Tầm quan trọng của Engagement trong Marketing
Engagement là gì trong Marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể.
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng
Engagement không chỉ đơn thuần là một số liệu mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo dựng mối liên kết lâu dài với khách hàng. Khi khách hàng quan tâm, tương tác với nội dung của bạn, đồng nghĩa với việc họ cảm thấy được lắng nghe và kết nối, điều này làm tăng lòng trung thành và sự yêu mến đối với thương hiệu.
Tăng cường nhận diện thương hiệu
Khi khách hàng tương tác, chia sẻ nội dung của bạn, chính là lúc gián tiếp quảng bá thương hiệu đến mạng lưới xung quanh họ. Đây là một cách hiệu quả để tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng mà không tốn thêm chi phí.
Thúc đẩy quyết định mua hàng
Engagement thường là bước đầu tiên dẫn đến hành động mua sắm. Khi khách hàng dành thời gian tương tác với nội dung, họ có xu hướng cảm thấy tin tưởng và gần gũi hơn với thương hiệu, từ đó dễ dàng chuyển đổi từ người quan tâm thành khách hàng thực sự.
Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng
Những phản hồi từ các tương tác như bình luận, đánh giá, hay thậm chí là lời phàn nàn đều là nguồn dữ liệu quý giá. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và vấn đề của khách hàng để cải thiện sản phẩm, dịch vụ.
Đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing
Mức độ Engagement là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ thành công của một chiến dịch. Nếu khách hàng thường xuyên tương tác với nội dung, đó là dấu hiệu cho thấy thông điệp của bạn có sức hấp dẫn và mang lại ý nghĩa với họ.
Các chỉ số Engagement quan trọng trong Marketing
Các chỉ số Engagement giúp đo lường mức độ tương tác của khách hàng với nội dung hoặc chiến dịch của doanh nghiệp, một vài chỉ số Engagement quan trọng mà bạn cần biết.
Chỉ số trên mạng xã hội
Lượt thích (Likes): Biểu thị sự quan tâm cơ bản của người dùng đối với nội dung. Chỉ số này không phản ánh toàn diện mức độ tương tác, có những nội dung không nhiều lượt thích nhưng có lượt chia sẻ cao hơn rất nhiều lần.
Lượt chia sẻ (Shares): Thể hiện mức độ lan tỏa của nội dung. Nội dung càng có giá trị càng được chia sẻ nhiều, điều này giúp mở rộng phạm vi tiếp cận.
Lượt bình luận (Comments): Cho biết nội dung có đủ sức hấp dẫn để người dùng phản hồi hay không. Cung cấp cho doanh nghiệp thông tin hữu ích về ý kiến và cảm nhận của khách hàng.
Lượt nhấp chuột (Click-throughs): Đo lường số lần người dùng nhấp vào liên kết trong bài đăng. Chỉ số này phản ánh sự quan tâm thực sự đến nội dung hoặc sản phẩm liên kết.
Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate): Tính toán tỷ lệ giữa các hành động tương tác (thích, bình luận, chia sẻ) và tổng số người tiếp cận nội dung. Công thức:
Engagement Rate = (Số lượng tương tác / Tổng lượt tiếp cận) x 100
Chỉ số trên website hoặc ứng dụng
Thời gian trên trang (Time on Page): Thời gian trung bình khách hàng dành để đọc hoặc xem nội dung trên trang. Lựa chọn những nội dung hấp dẫn sẽ giữ chân người dùng lâu hơn.
Tỷ lệ thoát (Bounce Rate): Phần trăm người rời khỏi trang ngay sau khi truy cập mà không thực hiện hành động nào. Tỷ lệ thấp thường cho thấy nội dung phù hợp và có giá trị.
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): Chỉ phần trăm người dùng thực hiện hành động mong muốn như đăng ký, mua hàng, tải tài liệu. Đây là một chỉ số Engagement chi tiết cho thấy phần nội dung đã thúc đẩy khách hàng hành động.
Số trang đã xem (Pages per Session): Số lượng trang mà khách hàng duyệt qua trong một phiên truy cập. Chỉ số này đo lường mức độ thu hút của toàn bộ website.
Email Marketing Engagement
Tỷ lệ mở email (Open Rate): Phản ánh mức độ hấp dẫn của tiêu đề và sự quan tâm của khách hàng.
Tỷ lệ nhấp vào liên kết (Click-through Rate – CTR): Phần trăm người nhấp vào liên kết trong Email. Chỉ số đo lường được tính hiệu quả của nội dung và lời kêu gọi hành động (CTA).
Tỷ lệ hủy đăng ký (Unsubscribe Rate): Phản ánh sự không hài lòng hoặc thiếu hứng thú của khách hàng đối với nội dung email.
Ngoài ra, còn một số chỉ số Engagement khác: Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate); Chỉ số Net Promoter Score (NPS); hay Tần suất nhắc đến thương hiệu (Mentions)
Cách tăng Engagement trong Marketing
Doanh nghiệp nên tập trung tạo ra nội dung hấp dẫn, thật sự hữu ích, thú vị và phù hợp với đối tượng khách hàng.
Khuyến khích xây dựng những nội dung mang tính tương tác như đặt câu hỏi, tổ chức các cuộc thi, sự kiện để khách hàng tham gia.
Biết cách lắng nghe, quan tâm đến những bình luận, tin nhắn của khách hàng, và đưa ra phản hồi nhanh chóng, chân thành.
Sử dụng các công cụ phân tích nhằm theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động Engagement, từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết.
Những điều cần lưu ý khi đo lường Engagement
Để đảm bảo số liệu phản ánh chính xác, bạn cần lưu ý những điểm sau
Xác định rõ mục tiêu đo lường
Xác định mục tiêu Engagement bạn muốn đo lường là gì? Tăng lượt nhấp chuột, tương tác xã hội, hay tỷ lệ chuyển đổi? Không phải mọi chỉ số đều phù hợp với tất cả mục tiêu. Ví dụ: Nếu bạn muốn tăng nhận diện thương hiệu, hãy tập trung vào lượt chia sẻ và nhắc đến thương hiệu, thay vì chỉ nhìn vào tỷ lệ chuyển đổi.
Hiểu rõ đối tượng mục tiêu
Mức độ Engagement sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của khách hàng như độ tuổi, sở thích, hành vi trực tuyến. Một chiến dịch có thể hiệu quả với nhóm khách hàng trẻ nhưng chưa chắc phù hợp với nhóm tuổi trung niên.
Đảm bảo dữ liệu đầu vào chính xác
Nên lựa chọn các nền tảng đo lường đáng tin cậy như Google Analytics, Facebook Insights, hoặc các công cụ quản lý mạng xã hội chuyên nghiệp, để đảm bảo loại bỏ các tương tác không hợp lệ, như lượt nhấp từ bot hoặc các tài khoản ảo.
Đo lường theo thời gian thực
Các chỉ số Engagement luôn thay đổi liên tục, vì vậy bạn cần theo dõi theo thời gian thực để nắm bắt xu hướng. Ví dụ, đo lường Engagement theo tuần hoặc tháng để thấy sự khác biệt giữa các giai đoạn của chiến dịch.
Tập trung vào chất lượng thay vì số lượng
Bạn nên ưu tiên tương tác chất lượng cao, một bình luận mang tính xây dựng có giá trị hơn nhiều so với lượt thích không ý nghĩa.Ngoài ra, doanh nghiệp nên theo dõi kỹ những bình luận hoặc đánh giá tiêu cực để kịp thời xử lý, tránh ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.
Kết hợp dữ liệu Engagement với các chỉ số khác
Engagement chỉ là một phần trong bức tranh toàn cảnh. Chúng ta nên kết hợp với doanh thu, tỷ lệ giữ chân khách hàng, và các chỉ số ROI (Return on Investment) để đánh giá tổng thể hiệu quả chiến dịch.
Vậy Engagement là gì trong Marketing? Không chỉ là một phần trong chiến lược Marketing mà còn là cầu nối giữa thương hiệu và khách hàng. Việc đầu tư xây dựng Engagement không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu ngắn hạn mà còn mang lại lợi ích bền vững lâu dài.
Với mục tiêu hướng tới việc cung cấp cho sinh viên nền giáo dục toàn diện, trường Đại học VinUni tự hào là một trong những trường đào tạo chuyên ngành Marketing hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Chương trình giảng dạy đã được đồng thiết kế và xác thực chất lượng bởi hai trường đại học top thế giới là Cornell và Pennsylvania. Sinh viên sẽ được cung cấp một nền giáo dục kinh doanh toàn diện dựa trên nền tảng tiếng Anh. Qua đó, giúp các bạn trở thành các chuyên gia Marketing có năng lực, các nhà lãnh đạo chính trực, là những người có năng lực tư duy với mong muốn đưa Việt Nam đến một vị thế được tôn trọng trên thế giới.

Chuyên ngành Marketing thuộc Chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh nhận được rất nhiều sự quan tâm trong sự kiện VinUni Open Day vừa qua
Để nắm rõ hơn về cấu trúc chương trình đào tạo và quy trình tuyển sinh, các bạn có thể tham khảo tại web VinUni để biết thêm thông tin chi tiết nhé. Chúc các bạn ứng tuyển thành công.