MR là gì trong Kinh tế Vi mô? Công thức tính doanh thu biên

18/12/2024

MR là một trong những thuật ngữ phổ biến trong Kinh tế học chỉ một loại chi phí tính doanh thu, lợi nhuận biên. Vậy MR là gì trong Kinh tế Vi mô và công thức tính doanh thu biên như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

mr-la-gi-trong-kinh-te-vi-mo-cong-thuc-tinh-doanh-thu-bien-hinh-1.jpg

Doanh thu biên là chi phí tăng thêm trên tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán thêm được một đơn vị sản phẩm

Định nghĩa MR

MR là gì trong Kinh tế Vi mô? MR hay Marginal Revenue là thuật ngữ chuyên ngành của Kinh tế Vi mô chỉ chi phí cận biên. Đây được coi là chi phí tăng thêm trên tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán thêm được một đơn vị sản phẩm. Tức là doanh thu có được nhờ bán ra hoặc sản xuất thêm sản phẩm mới. 

Doanh thu biên, như chúng ta đã biết, là phần tăng thêm của tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản phẩm. Do đó, bất kỳ yếu tố nào có thể làm thay đổi giá bán hoặc số lượng sản phẩm bán thêm đều có thể ảnh hưởng đến doanh thu biên như nhu cầu thị trường, chiến lược về giá, mức độ cạnh tranh, chi phí sản xuất,…

mr-la-gi-trong-kinh-te-vi-mo-cong-thuc-tinh-doanh-thu-bien-hinh-2.jpg

Chi phí tăng thêm (MR) được tính bằng cách lấy thay đổi của tổng doanh thu chia cho tổng số lượng sản phẩm thay đổi

Cách tính doanh thu biên

Doanh thu biên là một trong những chi phí quan trọng giúp hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định và tối đa hoá lợi nhuận cho mình. Khi tính chi phí này, ta cần nắm vững công thức tính và tránh nhầm lẫn với chi phí biên để tránh xảy ra sai sót số liệu. 

Công thức tính MR 

Chi phí tăng thêm (MR) được tính bằng cách lấy thay đổi của tổng doanh thu chia cho tổng số lượng sản phẩm thay đổi. MR được xác định bằng công thức: 

 MR = ∆TR / ∆q

Trong đó:

MR: Doanh thu biên cần tính toán

TR: Tổng doanh thu tương ứng với khối lượng hàng hóa được tiêu thụ

q: Sản lượng gắn liền với hoạt động bán hàng thực tế

Ví dụ: Cửa hàng A mỗi ngày bán 100 ổ bánh mì với mức giá là 15.000 đồng/ổ. Doanh nghiệp quyết định giảm giá xuống còn 14.000 đồng/ổ và bán được 120 ổ bánh mì một ngày. Doanh thu ban đầu là 1.500.000 đồng và doanh thu sau giảm giá là 1.680.000 đồng. 

Doanh thu biên được tính như sau: 

∆TR: 1.680.000 đồng – 1.500.000 đồng = 180.000 đồng

∆q: 120 ổ – 100 ổ = 20 ổ

MR = ∆TR / ∆q = 180.000 đồng / 20 ổ = 9.000 đồng/ổ

Phân biệt doanh thu biên (MR) và chi phí biên (MC)

Doanh thu biên (MR) và Chi phí biên (MC) là hai chi phí quan trọng trong kinh tế vi mô và có tác động quan trọng đến quyết định sản xuất của doanh nghiệp. Tuy hai loại chi phí này đều liên quan đến thay đổi chi phí khi sản lượng sản xuất tăng lên, tuy vậy chúng vẫn có những điểm khác biệt. 

mr-la-gi-trong-kinh-te-vi-mo-cong-thuc-tinh-doanh-thu-bien-hinh-3.jpg

Doanh thu biên (MR) và Chi phí biên (MC) có mối quan hệ mật thiết với nhau

Trong khi Doanh thu biên (MR) được tính bằng cách lấy thay đổi của tổng doanh thu chia cho tổng số lượng sản phẩm thay đổi. Trong khi đó, Chi phí biên (MC) được tính bằng cách lấy sự thay đổi tổng chi phí chia cho sự thay đổi của sản lượng. Ngoài ra, MC phản ánh hiệu suất của doanh nghiệp còn MR phản ánh sức cung cầu của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp. 

Doanh thu biên và Chi phí biên có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu doanh thu biên lớn hơn chi phí biên thì doanh nghiệp nên tăng sản lượng bởi doanh thu lớn hơn chi phí. Ngược lại thì doanh nghiệp nên giảm sản lượng để hạn chế thua lỗ. Ngoài ra, khi doanh thu biên và chi phí cận biên bằng nhau thì doanh nghiệp nên duy trì hoạt động sản lượng vừa phải để đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

mr-la-gi-trong-kinh-te-vi-mo-cong-thuc-tinh-doanh-thu-bien-hinh-4.jpg

Trường Đại học VinUni có chất lượng đào tạo ngành Kinh tế học chuẩn quốc tế

Bài viết trên đã lý giải MR là gì trong Kinh tế Vi mô và công thức tính loại chi phí này. Đây là một trong những kiến thức nền tảng bắt buộc của mọi chương trình giáo dục ngành Kinh tế học. Hiện nay, trường Đại học VinUni đang là một trong những ngôi trường hàng đầu với cơ sở vật chất và chất lượng đạt chuẩn QS 5 sao – Tổ chức xếp hạng giáo dục uy tín hàng đầu thế giới. Do vậy, khi học tập ngành Kinh tế học tại trường, bạn sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu nhờ chương trình học được đồng thiết kế bởi Đại học Cornell và đại học Pennsylvania. Ngoài ra, thông qua Trung tâm khởi nghiệp, bạn sẽ được trang bị kinh nghiệm và kỹ năng thực tế để sẵn sàng trở thành một nhà Kinh tế năng động trong thời đại Chuyển đổi số. Hãy trang bị kiến thức cho bản thân ngay từ hôm nay để phát triển toàn diện cho mai sau nhé. 

Banner footer