Tổng hợp các công thức câu điều kiện trong tiếng Anh

Bài tập viết lại câu điều kiện - Từ cơ bản tới nâng cao

Tổng hợp các công thức câu điều kiện trong tiếng Anh

16/07/2023

Câu điều kiện là một trong những ngữ pháp rất quan trọng mà bạn cần phải chú ý trong tiếng Anh, đặc biệt là khi sử dụng cho việc giải bài tập. Nắm rõ các công thức của các loại câu điều kiện giúp bạn dễ dàng vận dụng hơn trong việc học cũng như trong giao tiếp tiếng Anh. Bài viết này sẽ tổng hợp các công thức câu điều kiện, phân loại và cách sử dụng. Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

tong-hop-cac-cong-thuc-cau-dieu-kien-trong-tieng-anh-so-1.jpg

Câu điều kiện là loại câu rất phổ biến trong các dạng bài tập.

Công thức câu điều kiện

Câu điều kiện trong tiếng Anh (Conditional sentences) là những cấu trúc dùng để diễn tả một sự việc nào đó sẽ xảy ra khi một điều kiện khác được đáp ứng. hay nói nôm na là câu mang ý nghĩa “nếu…thì…”

Công thức câu điều kiện cơ bản bao gồm hai mệnh đề:

Mệnh đề điều kiện (If clause), Mệnh đề chính (Main clause)

Trong đó:

  • Mệnh đề điều kiện (If clause): Nêu lên giả định hoặc điều kiện cần thiết để sự việc trong mệnh đề chính xảy ra.
  • Mệnh đề chính (Main clause): Diễn đạt kết quả hoặc hệ quả của sự việc được đề cập trong mệnh đề điều kiện.

Ví dụ:

  • If we had more money, we would buy that car.
    (Nếu chúng tôi có nhiều tiền thì chúng tôi đã mua chiếc xe đó.)
  • We would buy that car if we had more money.
    (Chúng tôi đã mua chiếc xe đó nếu chúng tôi có nhiều tiền.)
tong-hop-cac-cong-thuc-cau-dieu-kien-trong-tieng-anh-so-2.jpg

Việc nắm rõ các công thức câu điều kiện sẽ giúp bạn áp dụng đúng và tự tin hơn trong bài tập cũng như giao tiếp tiếng Anh

Các công thức câu điều kiện trong tiếng Anh

Bạn có từng gặp khó khăn khi sử dụng câu điều kiện trong tiếng Anh chưa? Câu điều kiện là loại ngữ pháp tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều “chỗ gài bẫy” khiến bạn lúng túng trong việc học cũng như giao tiếp. Đừng lo lắng, dưới đây là tất tần tật công thức câu điều kiện cùng ví dụ minh họa giúp bạn dễ dàng chinh phục câu điều kiện hơn.

Có 4 loại câu điều kiện chính và một số biến thể của câu điều kiện trong tiếng Anh, các loại câu điều kiện này được phân biệt dựa trên mức độ khả thi của điều kiện và thời gian xảy ra của sự việc:

Công thức câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 0 dùng để diễn đạt những sự thật hiển nhiên, những điều luôn luôn đúng hoặc những thói quen, quy luật chung không thể chối cãi hay dễ dàng thay đổi.

Cấu trúc: If + S + V(s/es), S + V(s/es)

Trong đó: If clause (Mệnh đề điều kiện) và Main clause (Mệnh đề chính) đều dùng thì hiện tại đơn

Ví dụ:

  • If you heat ice, it melts.
    (Nếu bạn làm nóng đá, nó tan chảy.)

Lưu ý: khi mệnh đề If đi trước, giữa 2 mệnh đề cần có dấu phẩy. Ngược lại khi mệnh đề chính đi trước, giữa 2 mệnh đề không cần dấu phẩy.

Ví dụ:

  • My baby sister cries loudly if she is hungry.
    (Em gái nhỏ của tôi khóc to nếu nó đói.)

Công thức câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn tả một điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai dẫn đến kết quả trong tương lai.

Cấu trúc: If + S + V(s/es), S + will/ can/ may + V

Trong đó:

  • If clause (Mệnh đề điều kiện) dùng thì hiện tại đơn.
  • Main clause (Mệnh đề chính) dùng cấu trúc S + will/ can/ may + V.

Ví dụ:

  • If I win this competition, my parents will be proud.
    (Nếu tôi thắng cuộc thi này, bố mẹ tôi sẽ tự hào.)

Lưu ý: khi mệnh đề If đi trước, giữa 2 mệnh đề cần có dấu phẩy. Ngược lại khi mệnh đề chính đi trước, giữa 2 mệnh đề không cần dấu phẩy.

tong-hop-cac-cong-thuc-cau-dieu-kien-trong-tieng-anh-so-3.jpg

Một ví dụ cụ thể về câu điều kiện loại 1.

Công thức câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả một giả thiết không có thật ở hiện tại và dẫn đến một kết quả cũng không có thật trong hiện tại.

Cấu trúc: If + S + V(ed), S + would + V

Trong đó:

  • If clause (Mệnh đề điều kiện) dùng thì quá khứ đơn.
  • Main clause (Mệnh đề chính) dùng cấu trúc Would + V.

Ví dụ:

  • If I were you, I wouldn’t lend him money.
    (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không cho anh ta mượn tiền.)

Lưu ý: khi mệnh đề If đi trước, giữa 2 mệnh đề cần có dấu phẩy. Ngược lại khi mệnh đề chính đi trước, giữa 2 mệnh đề không cần dấu phẩy.

Công thức câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 dùng để diễn tả một giả thiết không có thật trong quá khứ và dẫn đến một kết quả cũng không có thật trong quá khứ.

Cấu trúc: If + S + had + V3/ed, S + would + have + V3/ed.

Trong đó:

  • If clause (Mệnh đề điều kiện) dùng thì quá khứ hoàn thành.
  • Main clause (Mệnh đề chính) dùng cấu trúc S + would + have + V3/V-ed.

Ví dụ:

  • Last night, if that man hadn’t driven carelessly, he wouldn’t have caused that accident.
    (Đêm qua, nếu người đàn ông đó đã không lái xe ẩu, anh ta đã không gây ra vụ tai nạn đó.)

Lưu ý: khi mệnh đề If đi trước, giữa 2 mệnh đề cần có dấu phẩy. Ngược lại khi mệnh đề chính đi trước, giữa 2 mệnh đề không cần dấu phẩy.

Công thức câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp là sự kết hợp giữa hai loại câu điều kiện khác nhau trong cùng một câu.

Công thức câu điều kiện kết hợp loại 2 và loại 3:

If + S + V2/ed, S + would have + V3/ed.

Trong đó:

  • If clause (Mệnh đề điều kiện): sử dụng cấu trúc của câu điều kiện loại 2.
  • Main clause (Mệnh đề chính): sử dụng cấu trúc của câu điều kiện loại 3.

Ví dụ:

  • If I were rich, I would have bought that house.
    (Nếu tôi giàu, tôi đã mua ngôi nhà đó rồi.)

Công thức câu điều kiện kết hợp loại 3 và loại 2:

If + S + had + V3/ed, S + would + V (bare infinitive).

Trong đó:

  • If clause (Mệnh đề điều kiện): sử dụng cấu trúc của câu điều kiện loại 3.
  • Main clause (Mệnh đề chính): sử dụng cấu trúc của câu điều kiện loại 2.

Ví dụ:

  • If I had studied harder, I would have a better job now.
    (Nếu tôi học chăm chỉ hơn, bây giờ tôi đã có công việc tốt hơn.)

Một số lưu ý khi sử dụng câu điều kiện hỗn hợp:

  • Việc chia động từ trong các loại câu điều kiện cần tuân theo các quy tắc ngữ pháp cụ thể.
  • Cần sử dụng đúng loại câu điều kiện phù hợp với ngữ cảnh và ý nghĩa mà người nói muốn truyền đạt.
  • Câu điều kiện hỗn hợp ít được sử dụng hơn so với các loại câu điều kiện khác.
  • Khi mệnh đề If đi trước, giữa 2 mệnh đề cần có dấu phẩy. Ngược lại khi mệnh đề chính đi trước, giữa 2 mệnh đề không cần dấu phẩy.
tong-hop-cac-cong-thuc-cau-dieu-kien-trong-tieng-anh-so-4.jpg

Câu điều kiện hỗn hợp thường gây khó khăn cho người học vì kết hợp 2 loại câu điều kiện khác nhau.

Bài viết trên VinUni đã tổng hợp các kiến thức về công thức câu điều kiện và cách dùng của các loại câu điều kiện trong tiếng Anh. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thể sử dụng các câu điều kiện một cách linh hoạt và chính xác hơn.

Banner footer