Thị trường là gì trong Marketing? Chức năng và hình thái của thị trường

10/12/2024

Để hiểu một cách đơn giản, thì thị trường là khái niệm đề cập đến một nơi hay một địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua. Thị trường có thể là trực tuyến hoặc ngoại tuyến, và hoạt động mua bán hay trao đổi có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Vậy thị trường trong Marketing là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau nhé!

Thị trường trong Marketing là gì?

Trong phạm vi ngành Marketing và kinh doanh, khái niệm thị trường về là thuật ngữ rất rộng và tuỳ thuộc vào từng bối cảnh hay cách phân loại khác nhau, thị trường được sử dụng và hiểu theo những cách khác nhau. Vậy thị trường trong Marketing là gì?

Thị trường trong Marketing được hiểu đơn giản là tập hợp tất cả những người hiện tại với tiềm năng có nhu cầu hoặc phát sinh mong muốn về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, có khả năng tham gia vào quá trình mua bán để thỏa mãn nhu cầu đó.

Yếu tố khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thị trường Marketing. Khách hàng trong thị trường Marketing có các đặc trưng sau:

  • Nhu cầu và mong muốn: Mỗi khách hàng đều có những nhu cầu và mong muốn khác nhau về sản phẩm hay dịch vụ.
  • Khả năng mua: Khả năng tài chính của khách hàng là khách nhau, và là mấu chốt ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng.
  • Hành vi mua sắm: là cách thức khách hàng khi tìm kiếm thông tin và so sánh sản phẩm đến đưa ra quyết định mua hàng.
  • Thái độ: Thái độ của khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu và doanh nghiệp.
  • Động cơ mua sắm: Lý do khiến khách hàng quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ.
thi-truong-la-gi-trong-marketing-chuc-nang-va-hinh-thai-cua-thi-truong-so-1.jpg

Thị trường trong Marketing là tập hợp những người tiềm năng quan tâm và có thể mua hàng hóa hay dịch vụ.

Các hình thái của thị trường là gì?

Với vai trò là nơi giao thoa giữa cung và cầu của người mua và người bán, thị trường có rất nhiều hình thái khác nhau, phổ biến nhất hiện nay gồm có:

Thị trường tự do

Hình thái thị trường tự do là một mô hình kinh tế thị trường, nơi hoạt động kinh doanh diễn ra mà không chịu sự can thiệp của chính phủ. Trong thị trường này, quy luật cung cầu đóng vai trò chủ đạo trong việc quyết định giá cả và phân bổ nguồn lực. Các doanh nghiệp tự do tham gia và cạnh tranh với nhau, đồng thời sở hữu tài sản và sử dụng nó để sản xuất và kinh doanh. Người mua và người bán có quyền tự do lựa chọn, thông tin thị trường được minh bạch và các hợp đồng được thực thi dựa trên sự tự nguyện.

Tuy nhiên, thị trường tự do cũng tồn tại một số hạn chế. Nó có thể dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, thiếu hụt một số sản phẩm/ dịch vụ thiết yếu, không tính đến các tác động môi trường và xã hội của hoạt động kinh tế.

Thị trường hàng hóa

Trên thị trường hàng hóa, các sản phẩm và dịch vụ được trao đổi thông qua quá trình mua bán. Người bán cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trong khi người mua trao đổi giá trị tương ứng để sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Trong quá trình này, giá trị của hàng hóa được xác định bởi sự cân nhắc giữa cung và cầu của thị trường.

Đây là nơi diễn ra các giao dịch và trao đổi các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Các mặt hàng trên thị trường này không chỉ bao gồm lương thực, thực phẩm và nguyên liệu tự nhiên, mà còn là các sản phẩm tài chính và hàng hóa khác.

Thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là hình thái thị trường lớn nhất thế giới, hoạt động liên tục. Trong thị trường này, nó cho phép các giao dịch diễn ra từ nhiều đối tượng như chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư, người tiêu dùng,…

Thị trường chứng khoán

Đây là thị trường mô tả trạng thái tổng quan của thị trường chứng khoán, bao gồm sự biến động của giá cổ phiếu, khối lượng giao dịch, tâm lý nhà đầu tư và các yếu tố liên quan khác.

thi-truong-la-gi-trong-marketing-chuc-nang-va-hinh-thai-cua-thi-truong-so-2.jpg

Có nhiều hình thái khác nhau của thị trường.

Chức năng của thị trường là gì?

Thị trường có 3 chức năng chính yếu sau đây:

  • Cung cấp thông tin: Nhờ thị trường, người mua có thể dễ dàng so sánh giá cả, chất lượng sản phẩm để đưa ra quyết định mua hàng hợp lý. Còn đối với doanh nghiệp, thị trường cung cấp thông tin quan trọng để điều chỉnh sản xuất và kinh doanh
  • Công nhận tính giá trị xã hội của hàng hóa: Khi một sản phẩm được nhiều người mua, điều đó chứng tỏ sản phẩm đó có giá trị sử dụng và được xã hội công nhận. Ngược lại, những sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ bị loại bỏ
  • Điều tiết và kích thích hoạt động sản xuất, tiêu dùng: Thị trường có cơ chế tự điều chỉnh hiệu quả. Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, giá cả sẽ tăng, kích thích doanh nghiệp tăng sản xuất. Ngược lại, khi cung vượt quá cầu, giá cả sẽ giảm, buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh sản xuất. Nhờ vậy, thị trường luôn đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu.

Qua bài viết này, hy vọng VinUni đã cung cấp đến bạn đọc hiểu được thị trường trong Marketing là gì. Từ những khái niệm cơ bản đến những chức năng và nhiệm vụ cụ thể của thị trường, từ đó chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng của việc hiểu rõ thị trường đối với sự thành công của doanh nghiệp.

thi-truong-la-gi-trong-marketing-chuc-nang-va-hinh-thai-cua-thi-truong-so-3.jpg

VinUni là lựa chọn sáng suốt cho những bạn mong muốn theo đuổi chuyên ngành Marketing.

Bạn mong muốn theo đuổi đam mê với ngành Marketing và đang tìm kiếm một môi trường học tập chất lượng để phát triển thì trường Đại học VinUni chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. VinUni luôn đứng top đầu những trường đại học chuẩn quốc tế tại Việt Nam với chương trình đào tạo Marketing vượt trội. Khi ngành này được chứng nhận bởi các trường đại học thuộc top thế giới. Bên cạnh đó, VinUni còn cam kết xây dựng cho bạn một nền tảng kiến thức chuyên ngành vững chắc, chương trình học song hành lý thuyết với thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện đại.

Chương trình học tại VinUni không chỉ giúp sinh viên nắm bắt các chiến lược Marketing truyền thống mà còn mở rộng cơ hội trong các lĩnh vực Digital Marketing, phân tích dữ liệu và xây dựng thương hiệu. VinUni còn chú trọng việc tạo môi trường học tập linh hoạt, để bạn có thể phát huy tối đa tài năng và đam mê của mình, từ đó chuẩn bị tốt nhất cho một sự nghiệp thành công và thăng tiến trong ngành Marketing trong và ngoài nước.

Xem thêm: Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp: Chiến lược quan trọng để phát triển bền vững

Banner footer