TS. Thái Mai Thành
Viện Kỹ Thuật Và Khoa Học Máy Tính
Giảng viên, Chương trình Kỹ thuật Cơ khí
Giới thiệu
Tiến sĩ Thái Mai Thành là Trợ lý Giáo sư của Chương trình Kỹ thuật Cơ khí tại Viện Kĩ Thuật Và Khoa Học Máy Tính, Đại học VinUniversity. Ông nhận bằng Kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Cơ Điện Tử từ Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUT), Việt Nam vào năm 2016 và bằng Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không và Vũ trụ từ Học viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) vào năm 2019. Năm 2023, ông nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Y sinh từ Đại học New South Wales (UNSW) Sydney, Úc.
Ông là cựu học giả Chương trình Học bổng Khoa học Công nghệ của Tập đoàn Vingroup năm 2019 và là nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm về robot y học, UNSW Sydney (tháng 2 – tháng 8 năm 2023). Lĩnh vực nghiên cứu của ông tập trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của con người thông qua hệ thống robot, hệ thống phẫu thuật tiên tiến, in vật liệu sinh học bên trong cơ thể người, robot từ vật liệu mềm, thiết bị y tế, hệ thống nhúng, cảm biến từ vật liệu mềm và điều khiển phi tuyến. Ông là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 30 bài báo được xuất bản trong các tạp chí và hội nghị quốc tế và đã nộp ba bằng sáng chế quốc tế.
Robot, Hệ thống robot phẫu thuật tiên tiến, In vật liệu sinh học bên trong cơ thể người, Tái tạo cảm giác chạm ở tay, Robot từ vật liệu mềm, Thiết bị y tế thông minh, Hệ thống nhúng, Cảm biến từ vật liệu mềm và Điều khiển phi tuyến.
Hiện tại, tôi đang tìm kiếm năm nghiên cứu sinh và năm trợ lý nghiên cứu, sẽ gia nhập nhóm của tôi vào đầu năm 2024 cho hai dự án. Vui lòng gửi CV cho tôi về (thanh.tm2@vinuni.edu.vn) nếu bạn quan tâm đến hướng nghiên cứu của tôi.
• Hệ thống nhúng
• Robot và tự động hóa
• Lý thuyết và thiết kế hệ thống điều khiển
Bài báo
1. M.T. Thai, P.T. Phan, H.A. Tran, C.C. Nguyen, T.T. Hoang, J. Davies, J. Rnjak-Kovacina, H.-P. Phan, N.H. Lovell, T.N. Do, “Advanced Soft Robotic System for In Situ 3D Bioprinting and Endoscopic Surgery”, Advanced Science, 2205656, 2023. (Q1 – IF = 17.521)
2. M.T. Thai, P.T. Phan, T.T. Hoang, H. Low, N. Lovell, T.N. Do, “Design, Fabrication, Hysteresis Modeling of Soft Microtubule Artificial Muscle (SMAM) for Medical Applications”, IEEE Robotics and Automation Letters, Vol. 6, Issue 3, pp. 5089-5096, 2021. (Q1 – IF = 5.43)
3. M.T. Thai, T.T. Hoang, P.T. Phan, N. Lovell, T.N. Do, “Soft Microtubule Muscle-Driven 3-Axis Skin-Stretch Haptic Devices”, IEEE Access, Vol. 8, pp. 157878-157891, 2020. (Q1 – IF = 3.476)
4. M.T. Thai, P.T. Phan, T.T. Hoang, S. Wong, N. Lovell, T.N. Do “Advanced Intelligent Systems for Surgical Robotics”, Advanced Intelligent Systems, Vol. 2, Issue 8, pp. 1900138, 2020. (Q1 – IF = 7.298)
5. M. T. Thai, J. Davies, C. C. Nguyen, P. T. Phan, T. T. Hoang, A. Ji, B. Sharma, E. Nicotra, T.T. Vo-Doan, H.-P. Phan, N. H. Lovell, T. N. Do, “Soft Wearable Haptic Display and Flexible 3D Force Sensor for Teleoperated Surgical Systems”, Advanced Sensor Research, Vol. 3, Issue 1, pp. 2300105. 2023.
6. J. Davies, M.T. Thai, H. Low, P.T. Phan, T.T. Hoang, N.H. Lovell, T.N. Do, “Bio-SHARP: Bio-Inspired Soft and High Aspect Ratio Pump for Robotic and Medical Applications”, Soft Robotics, 2023. (Q1 – IF = 7.784)
7. S. Mousavi, M.T. Thai, M. Amjadi, D. Howard, S. Peng, T.N. Do, C.H. Wang, “Unidirectional, Highly Linear Strain Sensors with Thickness Engineered Structure Conductive Films for Precision Control of Soft Machines”, Journal of Materials Chemistry A, Volume 10, Issue 26, pp. 13673-13684, 2022. (Q1 – IF = 14.511)
8. J. Davies, M.T. Thai, T.T. Hoang, C.C. Nguyen, P.T. Phan, H.-P.Phan, N.H. Lovell, T.N. Do, “A Stretchable Filament Sensor with Tuneable Sensitivity for Wearable Robotics and Healthcare Applications”, Advanced Materials Technologies, 2201453, 2023. (Q1 – IF = 8.856)
9. T.-A. Truong, T.-K. Nguyen, X. Huang, A. Ashok, X. Huang, S. Yadav, Y. Park, M. T. Thai, N.-K. Nguyen, H. Fallahi, S. Peng, T.-C. Toh, Y. Yamauchi, C. H. Wang, N. H. Lovell, J. A. Rogers, T. N. Do, N.-T. Nguyen, H. Zhao, H.-P. Phan, “Engineering route for stretchable, three-dimensional microarchitectures of wide bandgap semiconductors for biomedical applications”, Advanced Functional Materials. (Q1 – IF = 19.924)
10. S. Peng, S. Wu, Y. Yu, Z. Sha, G. Li, T.T. Hoang, M.T. Thai, T.N. Do, D. Chu, and C.H. Wang, “Carbon Nanofiber Reinforced Strain Sensors with High Breathability and Anisotropic Sensitivity”, Journal of Materials Chemistry A, 2, Vol. 9, Issue 47, pp. 26788-26799, 2021. (Q1 – IF = 14.511)
Bằng sáng chế Quốc tế
1. T.N. Do, M.T. Thai (42.5%), P.T. Phan, T.T. Hoang, N. Lovell, “Haptic Device”, PCT/AU2021/050922, 2021, US Patent US20230324994A1.
2. T.N. Do, M.T. Thai (40%), P.T. Phan, N. Lovell, J. Davies, C.C. Nguyen, “Soft Robotic Arm for In Situ 3D Bioprinting and Surgery”, Australian provisional patent, No. 2023900151, 2023.
3. T.N. Do, P.T. Phan, T.T. Hoang, M.T. Thai (5%), N. Lovell, “Soft Robotic Technologies, Artificial Muscles, Grippers And Methods Of Making The Same”, PCT/AU2021/050924, 2021, US Patent US20230321817A1
2019-2023: Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Y sinh với Giáo sư Nigel Lovell and Tiến sĩ Thanh Nho Do, UNSW Sydney, Úc
2017-2019: Thạc sĩ theo hướng Nghiên cứu ngành Kỹ thuật Hàng không và Vũ trụ với Giáo sư Jung-Ryul Lee, Học viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), Hàn Quốc
2011-2016: Kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Cơ Điện Tử với Chương trình Kỹ sư Tài năng từ Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUT), Việt Nam.
Giải thưởng Báo cáo Hội nghị hay nhất tại hội thảo “Bio-inspired, Biomimetics, and Biohybrid (Cyborg) Systems”, EMBC, Sydney, 2023.
Học bổng toàn phần dành cho Nghiên cứu sinh tại Đại học UNSW Sydney, Úc từ Chương trình Học bổng Khoa học Công nghệ, Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ Du học Nước ngoài của Tập đoàn Vingroup 2019.
Học bổng toàn phần cho khóa học Thạc sĩ theo hướng Nghiên cứu tại Học viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), Hàn Quốc.
Xếp hạng 1 (Huy chương vàng) trong số các sinh viên tốt nghiệp tại Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUT) năm 2016.
Huy chương đồng tại Olympic Cơ Học Toàn Quốc – Môn Ứng Dụng Tin Học trong Nguyên Lý Máy năm 2013.
Huy chương đồng tại Olympic Cơ Học Toàn Quốc – Môn Ứng Dụng Tin Học trong Chi Tiết Máy năm 2014.