Ngành Marketing cần học những môn gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Ngành Marketing là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn và được nhiều bạn sinh viên định hướng theo đuổi. Vậy ngành Marketing cần học những môn gì? Yếu tố nào để có thể một Marketer chuyên nghiệp? Nên học Marketing ở đâu là tốt nhất? Hãy cùng VinUni tìm hiểu kĩ hơn nhé!
Tiềm năng của ngành Marketing hiện nay
Marketing là cụm từ chưa được định nghĩa rõ bằng một thuật ngữ nào cả vì Marketing sẽ được hiểu theo nhiều phương diện, suy nghĩ và quan điểm khác nhau. Theo Philip Kotler – người sáng tạo ra ngành Marketing hiện đại đã định nghĩa Marketing là:
“Marketing là khối ngành khoa học và nghệ thuật với mục đích chính tạo ra giá trị, truyền thông và truyền tải những giá trị đó nhằm thỏa mãn nhu cầu và yêu cầu cao của khách hàng mục tiêu để khai thác lợi nhuận tối ưu.”
Như vậy, Marketing chính là phương thức kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng của họ và được xem là ngành hoạt động phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể, ngành Marketing được phân chia thành nhiều mảng khác nhau, bao gồm: tiếp thị, xây dựng chiến lược truyền thông, phát triển thương hiệu, marketing kỹ thuật số, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, phân tích tâm lý khách hàng,…
Marketing được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong thời đại phát triển cả internet và công nghệ thông tin. Mức lương của ngành Marketing thực tế đang được đánh giá ở mức khá cao. Dưới đây là mức lương tham khảo của một số vị trí trong ngành Marketing:
- Đối với vị trí giám đốc Marketing, với kinh nghiệm làm việc từ 5 – 7 năm, bạn có thể yêu cầu mức lương từ 45 – 80 triệu/tháng.
- Đối với vị trí trưởng phòng Marketing, với kinh nghiệm từ 3 – 5 năm, bạn có thể yêu cầu mức lương từ 39 – 78 triệu/tháng.
- Đối với vị trí giám đốc trong mảng nghiên cứu thị trường, với kinh nghiệm từ 3 – 5 năm, bạn có thể yêu cầu mức lương từ 32 – 50 triệu đồng/tháng.
- Đối với vị trí nhân viên quản lý sự kiện, với kinh nghiệm từ 5 – 7 năm, bạn có thể nhận mức lương trong khoảng 36 – 45 triệu đồng/tháng.
Ngành Marketing học những môn nào?
Ngành Marketing là ngành học khá rộng và bao quát nhiều kiến thức khác nhau? Vậy ngành Marketing cần học những môn gì? học ngành Marketing gồm những chuyên ngành nào? Có cần thiết học các môn cơ bản hay không? Dưới đây là những thông tin giải đáp thắc mắc cho bạn:
Các môn cơ bản: Với người học Marketing, đầu tiên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản làm nền tảng như các môn liên quan đến các quy tắc tài chính, những nguyên tắc cơ bản trong Marketing, nguyên tắc kinh tế hay sẽ được giới thiệu tổng quan về hệ thống Marketing,… Cũng khá nhiều bạn sinh viên thắc mắc ngành Marketing có học Toán cao cấp hay không? Đây cũng là một trong những môn bắt buộc vì nó cung cấp các kiến thức nền tảng cho những môn học tiếp theo.
Các môn chuyên ngành: Sau khi đã trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về ngành Marketing, sinh viên sẽ được làm quen và nghiên cứu kĩ hơn về những kiến thức chuyên ngành. Đây chính là phần kiến thức cốt lõi và quan trọng nhất của ngành. Do đó mà khối lượng kiến thức cần phải thu nạp cũng nhiều hơn rất nhiều so với các môn cơ bản. Kiến thức rộng và bao quát hơn, có độ khó hơn với các môn như marketing insight, lập kế hoạch và chiến lược, hành vi khách hàng, phân tích tâm lý khách hàng, tiếp thị và đổi mới,…
Các môn chuyên ngành nâng cao: Sau khi được học và vượt qua các môn có lượng lớn kiến thức bắt buộc cần phải có khi đi theo nghề Marketing thì sinh viên sẽ được học những kiến thức nâng cao hơn nhằm bổ trợ mạnh mẽ cho những kiến thức mình đã học được.
Các môn nâng cao có thể là quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), digital marketing, social media… Sinh viên sẽ được nâng cao trình độ, kĩ năng và mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm lên rất nhiều vị trí khác nhau. Bởi những kiến thức của các môn nâng cao này là yếu tố quyết định mức lương sau khi ra trường của sinh viên có cao không, mức lương mà bạn nhận được sẽ là bao nhiêu.
Tố chất cần có để theo đuổi ngành Marketing
Để trở thành một Marketer giỏi và thành công, ngoài kiến thức chuyên môn thì sinh viên cũng cần có một số tố chất tiềm năng khác. Dưới đây là một sô yêu cầu mà bạn nên trau dồi.
Tư duy sáng tạo: Đây là một yếu tố cần thiết và vô cùng quan trọng nếu bạn muốn theo học ngành Marketing. Những ý tưởng độc đáo, hay và hấp dẫn sẽ tạo hiệu ứng mạng thu hút được khách hàng giúp việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng hay khách hàng tiềm năng sẽ thuận lợi hơn.
Kỹ năng giao tiếp tốt: Bạn cần sở hữu kỹ năng giao tiếp nhạy bén và có thể xử lý tốt các tình huống bất ngờ linh hoạt và hiệu quả. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn làm việc theo đội nhóm nhanh nhạy và giúp việc quảng bá sản phẩm được dễ dàng hơn. Đây rõ ràng sẽ là một lợi thế rất lớn cho việc bạn trở thành một marketer thành công trong tương lai.
Đam mê và kiên trì: Bất kể ngành nghề nào cũng vậy, niềm đam mê với công việc và sự kiên nhẫn luôn là tiền đề lớn dành cho sự phát triển lâu dài sau này. Đặc biệt, đối với ngành có tính chất biến động như Marketing, bạn cần phải nỗ lực học hỏi những điều mới lạ và ứng dụng chúng vào việc quy trình xây dựng hệ thống truyền thông.
Khả năng làm việc nhóm: Ngành Marketing rất cần khả năng làm việc nhóm tốt, bởi lẽ mỗi chiến lược truyền thông quảng bá đều cần sự đóng góp đối với rất nhiều người mới có thể thực hiện công việc tốt được. Chính vì điều này, bạn cần trau dồi kĩ năng cho bản thân, đặc biệt là khả năng làm việc nhóm để phục vụ tốt cho công việc sau này.
Năng động và nhạy bén: Xã hội không ngừng phát triển cũng với nền kinh tế thế giới, chúng ta cần phải nhanh nhẹn nắm bắt các nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, phân tích kĩ tiềm năng của thị trường và từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Học Marketing sau khi ra trường làm công việc gì?
Marketing đang là một ngành học rất có tiềm năng trong tương lai bởi cơ hội rộng lớn và tiềm lực phát triển của nó. Các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp, công ty công nghệ và nhiều ngành công nghiệp khác, hộ kinh doanh đều có nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên về lĩnh vực Marketing. Thực tế cho thấy thị trường tuyển dụng ngành Marketing đa dạng và dự tính nhiều hứa hẹn đối với người theo học.
Sau đây là một số vị trí công việc của ngành Marketing mà sinh viên có thể tham khảo để định hướng nghề nghiệp cho mình:
- Chuyên viên Marketing
- Quản lý thương hiệu
- Quản lý sản phẩm
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên Digital Marketing
- Chuyên viên chuỗi cung ứng và quản lý kênh
- Chuyên viên quan hệ khách hàng
Nên chọn trường nào để học ngành Marketing?
Câu hỏi về việc chọn trường nào để học Marketing là điều mà rất nhiều bạn quan tâm. Với chương trình học chất lượng đảm bảo đầu ra và cơ hội việc làm cao, Đại học VinUni được xem là một trong những ứng cử viên sáng giá cho các bạn học sinh lựa chọn.
Marketing là một chuyên ngành nằm trong khối ngành Quản trị kinh doanh, rất được chú trọng tại VinUni. Lựa chọn học Marketing tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm lộ trình học bài bản, chuyên nghiệp, được dìu dắt bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và có uy tín trong ngành. Chưa kể, chương trình đào tạo 100% Tiếng Anh sẽ là nền tảng quan trọng giúp bạn “lận lưng” nhiều kỹ năng sáng giá – trở thành điểm cộng lớn sau khi ra trường xin việc.
Bên cạnh việc truyền tải các kiến thức chuyên ngành, VinUni còn tạo ra các môi trường trải nghiệm thực tế cho các bạn sinh viên làm quen với môi trường làm việc, đồng thời nâng cao các kĩ năng cần thiết cho sự nghiệp sau này. Các bạn sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc, thực tập và thử trải nghiệm làm việc với các công ty, doanh nghiệp tiềm năng nhất.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về ngành Marketing cần học những môn gì và tố chất gì để phát triển sự nghiệp sau này. Nếu bạn vẫn đang đắn đo suy nghĩ nên lựa chọn ngôi trường nào để học Marketing thì VinUni là một sự lựa chọn đáng tin cậy dành cho bạn.