Chiến thuật làm bài Matching Features trong IELTS Reading dành cho bạn
Matching Features là một trong những dạng bài phổ biến của phần thi IELTS Reading. Đây là một trong những dạng bài gây nhiều khó khăn cho các sĩ tử. Để đạt được điểm số tối đa trong phần thi này, bạn cần hiểu rõ yêu cầu của đề bài, cách trả lời câu hỏi chính xác và nắm trong tay các chiến thuật làm bài hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quan về dạng bài, chiến thuật làm bài Matching Features trong phần thi IELTS Reading cũng như bí quyết giúp bạn chinh phục số điểm cao nhất nhé!
Khái quát về dạng bài Matching Features trong IELTS Reading
Đối với dạng bài Matching Features, bạn sẽ được yêu cầu tìm nối các đối tượng trong danh sách (các đối tượng này có thể là tên riêng, quốc gia, hay các mốc thời gian) với các Statement (sự thật, quan điểm hoặc một thông tin cung cấp trong bài đọc). Phần lớn các Statement đều được Paraphrase từ câu gốc trong bài.
Dạng bài Matching Features thường xuyên xuất hiện trong phần thi IELTS Reading, do đó, trong quá trình ôn tập, bạn không nên bỏ qua dạng bài này và nên trang bị thêm cho mình chiến thuật làm bài Matching Features để có thể giúp bạn đạt điểm số cao hơn.
Ví dụ, nếu bài đọc đề cập đến nội dung theo trình tự thời gian thì đó sẽ là danh sách các mốc thời gian; hay nếu bài đọc đề cập đến nội dung là đặc điểm của các loại động vật khách nhau thì đó sẽ là danh sách tên các loài động vật tương ứng,…Dạng bài này rất khó vì bạn cần phải đọc hiểu được nội dung bài đọc, sau đó là hiểu được đối tượng và tìm được đáp án chính xác để nối.
Chiến thuật làm bài Matching Features IELTS Reading
Matching Features trong IELTS Reading tuy là dạng bài khó nhưng nếu nắm bắt được chiến thuật làm bài thì việc ghi điểm sẽ trở nên dễ dàng. Dưới đây là 4 bước cho chiến thuật làm mà các bạn có thể tham khảo nhé.
Bước 1: Đọc câu hỏi và xác định các từ khóa trong mỗi câu
Đầu tiên, hãy đọc thật kỹ câu hỏi trước khi tiến hành vào làm bài. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn bao quát về chủ đề cũng như nội dung của toàn bài đọc. Ở bước này, bạn hãy xác định các từ khóa (keyword) và nghĩ đến những từ đồng nghĩa của các từ khóa đó. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng khoanh vùng được các thông tin cần tìm trong văn bản gốc.
Bước 3: Tìm kiếm thông tin trong bài đọc từ keywords
Những thông tin trong câu hỏi được chia làm hai danh sách: danh sách các đối tượng được liệt kê và danh sách những thông tin phù hợp với đối tượng đã cho. Từ những từ khóa ở bước 1, hãy tìm kiếm chúng trong văn bản gốc.
Bước 4: Đọc các câu được khoanh vùng để đảm bảo chúng có liên quan đến câu trả lời
Sau khi hoàn thành bước đọc, tìm từ khóa và khoanh vùng thông tin từ văn bản, hãy đọc lại các câu văn đó một lượt để xem đoạn đó có đúng thông tin mà bạn đang cần tìm hay không.
Hãy chọn lọc các đoạn văn có chứa từ khóa để đọc trước. Thông thường những từ khóa về thông tin, nhận định của tác giả sẽ chỉ xuất hiện một lần trong bài, trong khi các keyword về tên riêng, đối tượng sẽ xuất hiện nhiều lần hơn.
Bước 5: Đọc hiểu ý chính của bài đọc, đối chiếu keyword & Chọn đáp án
Trong bước này, bạn đọc hiểu các thông tin trong bài đọc và đối chiếu với thông tin trong statement để chọn đáp án đúng. Lưu ý trong phần này, bạn nên đọc hiểu kết hợp tìm các từ đồng nghĩa (synonyms) vì thường các statement sẽ được Paraphrase khác văn bản gốc.
Các lỗi thường mắc và các tips khi làm dạng bài Matching Features
Các lỗi thường mắc
Không xem qua trước câu hỏi
Nếu thí sinh chỉ bắt đầu đọc ngay đoạn văn thì có thể dẫn đến việc lãng phí thời gian vào những thông tin không liên quan. Sau khi đọc hết đoạn văn và quay lại xem câu hỏi, thí sinh sẽ cảm thấy mất phương hướng và phải đọc lại đoạn văn nhiều lần, dẫn đến việc đọc kém hiệu quả.
Không gạch chân các từ khóa chính
Thí sinh không nên tự ghi nhớ tất cả thông tin và manh mối của bài đọc. Cách tiếp cận này có thể gây nhầm lẫn và khó khăn trong việc nhớ lại chính xác các chi tiết, đặc biệt khi xử lý các đoạn văn phức tạp và nhiều thông tin.
Chỉ tập trung tìm chính xác câu từ
Thí sinh không tập trung tìm kiếm từ ngữ trong bài đọc trùng khớp chính xác với câu hỏi. Do IELTS thường xuyên sử dụng các từ đồng nghĩa và Paraphrase, vì vậy thí sinh nên tìm kiếm thông tin tương đồng giữa câu hỏi và bài đọc. Ví dụ, câu hỏi đề cập đến “global warming” nhưng văn bản lại sử dụng “climate change.”
Các tips khi làm dạng bài Matching Features
Với dạng bài Matching Features, bạn nhất thiết cần lưu ý một số những lỗi sai thường gặp như sau:
- Đọc hết bài đọc: Đây là một thao tác thừa thãi và gây tốn thời gian làm bài của thí sinh. Bạn nên làm bài Matching Features cuối cùng sau khi đã xử lý hết những bài khác. Lý do là vì trong quá trình làm những bài khác, bạn có thể cũng đã nắm được những ý cần tìm ở trong dạng bài này. Đây là phương pháp làm bài hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho thí sinh.
- Dựa vào keywords: Đối tượng có thể xuất hiện nhiều lần trong bài đọc, hãy khoanh lại và tìm kiểm các thông tin liên quan đến đối tượng để lựa chọn được đáp án chính xác.
- Đừng để bị đánh lừa bởi paraphrase – đề thi có thể đánh lừa thí sinh bằng cách đưa ra 2 statements có điểm tương đồng và được paraphrase khiến cho người đọc dễ bị nhầm lẫn giữa 2 đáp án. Vì vậy, hãy linh hoạt tìm kiếm cả những từ đồng nghĩa với từ khóa có xuất hiện trong bài đọc nhé!
- Lưu ý về thứ tự câu hỏi: Thứ tự các câu trả lời thường không trùng với thứ tự các paragraph trong bài đọc nên bạn cần lưu ý điều này để tránh bị lỡ mất thông tin.
- Sau khi hoàn thành, kiểm tra lại để đảm bảo rằng tất cả các đặc điểm đều đã được nối chính xác.
- Đảm bảo rằng không có mục tiêu nào bị bỏ sót hoặc bị nối nhầm.
- Chia thời gian hợp lý cho từng phần của bài đọc. Đừng dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi, hãy quay lại sau nếu cần thiết.
- Luyện tập nhiều lần với các bài tập dạng Matching Features sẽ giúp bạn quen thuộc với cấu trúc và yêu cầu của bài thi, từ đó nâng cao kỹ năng và tốc độ làm bài.
Các câu hỏi thường gặp về dạng bài Matching Features
Các kỹ năng cần thiết để chinh phục dạng bài Matching Features trong IELTS Reading là gì?
Các kỹ năng các thí sinh cần phải có ở dạng bài này là kỹ năng quét văn bản (skimming) , nhận biết các từ đồng nghĩa cũng như biết áp dụng ngữ cảnh để tìm ra nghĩa của từ.
Thông thường, các đối tượng trong danh sách nối sẽ là ai?
Ở danh sách sách này, bạn sẽ bắt gặp những cái tên của nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học.
Các câu statement thường sẽ nói về điều gì?
Thông thường, các statement sẽ xoay quanh những thông tin nghiên cứu, lý thuyết, năm và địa điểm.
Bài tập thực hành dạng Matching Features IELTS Reading
Hãy cùng thực hành một bài tập ví dụ dạng Matching Features IELTS Reading dưới đây nhé!
The risks agriculture faces in developing countries
D. On the question of mitigating the risks farmers face, most essayists called for greater state intervention. In his essay, Kanayo F. Nwanze, President of the International Fund for Agricultural Development, argued that governments can significantly reduce risks for farmers by providing basic services like roads to get produce more efficiently to markets, or water and food storage facilities to reduce losses. Sophia Murphy, senior advisor to the Institute for Agriculture and Trade Policy, suggested that the procurement and holding of stocks by governments can also help mitigate wild swings in food prices by alleviating uncertainties about market supply. E. Shenggen Fan, Director General of the International Food Policy Research Institute, held up social safety nets and public welfare programmes in Ethiopia, Brazil and Mexico as valuable ways to address poverty among farming families and reduce their vulnerability to agriculture shocks. However, some commentators responded that cash transfers to poor families do not necessarily translate into increased food security, as these programmes do not always strengthen food production or raise incomes. Regarding state subsidies for agriculture, Rokeya Kabir, Executive Director of Bangladesh Nari Progati Sangha, commented in her essay that these ‘have not compensated for the stranglehold exercised by private traders. In fact, studies show that sixty percent of beneficiaries of subsidies are not poor, but rich landowners and non-farmer traders. |
Questions 1 – 3
Look at the following statements (Questions 1 – 3) and the list of people below.
Match each statement with the correct person, A – D.
1. Financial assistance from the government does not always go to the farmers who most need it.
2. Financial assistance from the government can improve the standard of living of farmers.
3. Improvements to infrastructure can have a major impact on risk for farmers from them.
A. Kanayo F. Nwanze
B. Sophia Murphy
C. Shenggen Fan
D. Rokeya Kabir
Đáp án:
1_D
2_C
3_A
VinUni xét tuyển đầu vào yêu cầu tiếng Anh ra sao?
Trường đại học VinUni là một trong những trường đại học tư thục hàng đầu tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn Quốc tế, với mục tiêu trở thành nơi đào tạo ra những nhà lãnh đạo tương lai có tầm ảnh hưởng không chỉ trong nước mà còn vườn tầm Thế giới. VinUni nổi bật với hệ thống giáo dục tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ giảng viên được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các trường đại học hàng đầu đến từ các trường đại học nổi tiếng trên Thế giới.
Để được xét tuyển vào VinUni, bạn cần phải đáp ứng yêu cầu quan trọng là trình độ tiếng Anh, cụ thể, bạn cần phải đạt tối thiểu 6.5 điểm IELTS hoặc có các chứng chỉ tương đương. Điều này đảm bảo rằng sinh viên có đủ khả năng ngôn ngữ tiếng Anh để tiếp thu kiến thức và tham gia vào môi trường học tập quốc tế. Tuy nhiên, nếu bạn chưa đạt mức điểm này, VinUni có cung cấp chương trình Pathway English – một khóa học tiếng Anh học thuật giúp sinh viên nâng cao các kỹ năng cần thiết.
Pathway English được thiết kế kỹ lưỡng để phát triển toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh. Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên không chỉ cải thiện khả năng ngôn ngữ mà còn nắm vững kiến thức về ngữ pháp, cách phát âm và từ vựng học thuật, điều này tạo nền tảng vững chắc cho sinh viên trong việc học các môn chuyên ngành và hòa nhập vào môi trường học tập quốc tế tại VinUni.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về các chiến thuật làm bài Matching Features và bí quyết đạt điểm cao trong IELTS Reading. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải rèn luyện thường xuyên để làm quen với cấu trúc bài thi cũng như nắm bắt thông tin đề bài một cách linh hoạt hơn.