BSC là gì? Ứng dụng mô hình BSC trong quản trị doanh nghiệp

23/05/2023

BSC là gì? BSC (Balanced scorecard) là một công cụ hữu ích trong việc thực hiện và quản lý chiến lược một cách hiệu quả, đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay. Vậy mô hình quản trị này tác động thế nào đến sự phát triển của doanh nghiệp? Hãy cùng VinUni tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Khái niệm BSC là gì?

BSC là gì?

BSC là viết tắt của từ Balanced Scorecard hay còn gọi là thẻ điểm cân bằng. Nói một cách dễ hiểu, BSC thực chất là mô hình quản trị chiến lược dành riêng cho doanh nghiệp. Thông qua các nguyên tắc – thiết lập có sẵn, mô hình này cho phép bạn có thể nhìn nhận tổng quan vấn đề, từ đó vạch rõ định hướng phát triển cho doanh nghiệp: Bao gồm từ giai đoạn thiết lập, triển khai chi tiết, theo dõi tiến độ và đo lường kết quả.

Các quan điểm về mô hình BSC (4 khía cạnh)

Để hiểu rõ hơn về BSC là gì? Chúng ta hãy cùng đánh giá và phân tích qua 4 quan điểm sau đây:

  • Quan điểm về tài chính: Trong phân tích Balanced Scorecard (BSC), quan điểm về tài chính là trọng tâm hàng đầu. Nó cung cấp cái nhìn về việc doanh nghiệp có đang sinh lời, sự hài lòng của cổ đông và kết quả của quyết định quản lý. Việc quản lý tài chính thông minh được thúc đẩy thông qua việc đo lường các chỉ số tài chính quan trọng.
  • Quan điểm về khách hàng: Mỗi tổ chức đều phục vụ một loạt các khách hàng với nhiều yêu cầu khác nhau. Việc hiểu và đáp ứng các mong đợi của khách hàng là chìa khóa để thành công. Quan điểm này của BSC tập trung vào chất lượng, giá cả, dịch vụ và lợi nhuận mà khách hàng mong đợi từ sản phẩm và dịch vụ.
  • Quan điểm vềquy trình kinh doanh nội bộ: Từ những quan điểm của các quy trình nội bộ, bạn cần đặt ra câu hỏi những quy trình nào đã thực sự gia tăng giá trị trong tổ chức và các hoạt động nào cần được thực hiện trong các quy trình này. Giá trị gia tăng chủ yếu sẽ được thể hiện qua hiệu suất hướng tới khách hàng do có sự liên kết tối ưu giữa các quá trình, hoạt động và quyết định.
  • Thước đo học tập và phát triển: Khả năng học hỏi và đổi mới của tổ chức là yếu tố quan trọng trong BSC. Việc duy trì khả năng thích ứng và phát triển trong một môi trường thay đổi đòi hỏi sự quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực và khả năng cải tiến liên tục.

Những khía cạnh này cùng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực thi chiến lược của một tổ chức.

bsc-la-gi-so-1

Khái niệm về BSC trong doanh nghiệp

Các lợi ích của BSC đối với doanh nghiệp

Có thể nói, BSC – thẻ điểm cân bằng mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Việc hiểu rõ BSC là gì không chỉ giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian, tài nguyên và tiền bạc mà còn giúp cả tổ chức hành động theo tầm nhìn, chiến lược của người đứng đâu. Dưới đây là một số lợi ích của mô hình BSC mang lại:

Lập kế hoạch chiến lược tốt hơn

Đầu tiên phải kể đến lợi ích của BSC là cung cấp một khuôn khổ vững chắc giúp xây dựng và truyền đạt chiến lược. Với mô hình kinh doanh trong bản đồ chiến lược giá, BSC sẽ giúp nhà quản lý suy nghĩ logic hơn về mối quan hệ nguyên nhân, kết quả giữa các mục tiêu chiến lược khác nhau.

Liên kết tốt hơn với dự án và sáng kiến của tổ chức

BSC thể giúp các doanh nghiệp có thể vạch ra đường lối phát triển chi tiết cho các dự án, kết nối sáng kiến của họ cho các mục tiêu và chiến lược cụ thể. Thông qua việc ứng dụng mô hình BSC, doanh nghiệp có thể liên kết dự án với sáng kiến chặt chẽ hơn, nhờ đó các mục tiêu và chiến lược cũng thực thi hiệu quả hơn.

Cải thiện hiệu suất báo cáo

Đây là một trong những lợi ích quan trọng của BSC không thể không kể đến. BSC giúp đảm bảo được việc quản lý báo cáo tập trung vào các vấn đề chiến lược quan trọng, đo lường được các chỉ số hoạt động chính cho các mục tiêu chiến lược khác nhau, qua đó giúp doanh nghiệp có thể theo dõi – giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch của họ: kế hoạch có đang triển khai tốt không, điểm nào chưa tốt, cần cải thiện ra sao,…

Thông tin quản lý tốt hơn

Việc đo lường, giám sát chặt chẽ, có hệ thống là tiền đề giúp người quản lý doanh nghiệp có thể nắm được bức tranh toàn cảnh của dự án. Vì vậy có thể nói, mô hình BSC giúp tổ chức báo cáo thông tin quản lý chất lượng cao hơn và ra quyết định tốt hơn.

Liên kết tổ chức tốt hơn

BSC giúp các doanh nghiệp có thể điều chỉnh tốt hơn cơ cấu tổ chức của họ cùng với các mục tiêu, chiến lược quan trọng nhất. Muốn thực hiện tốt các kế hoạch, các tổ chức cần đảm bảo rằng các đơn vị kinh doanh và chức năng hỗ trợ đều đang làm việc và hướng tới một mục tiêu chung dễ dàng. Việc kết nối tổ chức – phòng ban không chỉ giúp mọi người hiểu – hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn trong công việc. Mà hơn thế, qua việc kết nối này, hiệu suất làm việc chung sẽ được nâng cao hơn.

Điều chỉnh quy trình tốt hơn

Nếu doanh nghiệp bạn vẫn đang phải đau đầu về việc triển khai các quy trình, thì BSC sẽ giúp ban tổ chức hệ thống hóa chuẩn chỉnh vấn đề này. BCS giúp điều chỉnh các quy trình tổ chức như: lập ngân sách, quản lý rủi ro và phân tích với các ưu tiên chiến lược hiệu quả. Từ đó, mô hình quản trị này giúp tổ chức có thời gian tập trung vào chiến lược quản lý nhân sự, quản lý quy trình chuyên nghiệp.

loi-ich-cua-bsc-la-gi-so-2

Các lợi ích của BSC trong doanh nghiệp

Ứng dụng BSC hiệu quả để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp

BSC không chỉ là một công cụ đo lường hiệu suất mà còn là một phương pháp quản lý chiến lược. Dưới đây là cách bạn có thể áp dụng BSC để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp của mình:

Kiểm soát dữ liệu trong mô hình BSC

  • Xác định rõ chiến lược của doanh nghiệp và đặt nó làm ngữ cảnh cho việc đo lường.
  • Giới hạn số lượng mục tiêu để tránh quá tải thông tin.
  • Chuẩn bị câu hỏi và gửi tài liệu trước cuộc họp để nhân viên có thời gian nghiên cứu.

Đo lường và đánh giá mục tiêu

  • Sử dụng hệ thống ký hiệu hoặc màu sắc để đánh dấu mức độ hoàn thành của mỗi mục tiêu.
  • Đánh giá mô hình BSC và KPI định kỳ để xác định khoảng cách giữa hiệu suất thực tế và mục tiêu đề ra. 

Gán KPI tương ứng với mục tiêu

  • Hiểu rõ được doanh nghiệp có BSC KPI là gì? Sau đó tiến hành gán KPI cho mỗi mục tiêu. Để đo lường hiệu suất và giao trách nhiệm cho nhân viên.
  • Đảm bảo KPI phản ánh chính xác mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.

Kết nối các mục tiêu lại

  • Sử dụng mũi tên và màu sắc để thể hiện mối quan hệ giữa các mục tiêu.
  • Đảm bảo mỗi mục tiêu đều được kết nối với nhau và hỗ trợ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Sử Dụng Bản Đồ Chiến Lược (Strategy Map)

  • Sử dụng bản đồ chiến lược để thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các yếu tố cấu thành BSC.
  • Sắp xếp các đơn vị và nguồn lực của doanh nghiệp tương ứng với các mục tiêu và giả thuyết chiến lược.
  • Cung cấp cho nhân viên cái nhìn trực quan về cách công việc của họ được liên kết với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Áp dụng đúng và hiệu quả BSC và bản đồ chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện chiến lược một cách hiệu quả. Đồng thời, tối ưu hóa hiệu suất và đạt được sự thành công bền vững.

ung-dung-cua-bsc-trong-donh-nghiep-so-3

Hướng dẫn cách ứng dụng BSC trong doanh nghiệp

Như vậy, VinUni mới vừa chia sẻ bạn một số thông tin liên quan đến BSC là gì. Qua đó giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cải tiến & đột phá. Để đem lại sự thành công, phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt.