Tổng quan về bệnh dại khi bị chó cắn
Khi người nào đó bị chó cắn phải làm gì? trong nhiều trường hợp người bị cắn hay người thân không biết các xử lý như thế nào cho đúng cách và đảm bảo an toàn. Bởi bệnh dại là một bệnh nhiễm virus cấp tính ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh Trung ương, do virus dại gây ra và lây truyền từ động vật sang người qua nước bọt của động vật bị nhiễm. Phần lớn các trường hợp phơi nhiễm virus dại xảy ra khi bị động vật bị bệnh cắn hoặc liếm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, virus cũng có thể xâm nhập qua các đường tiếp xúc khác như hít phải khí dung hay ghép tổ chức nhiễm virus dại. Một khi bệnh dại phát triển và các triệu chứng xuất hiện, dù là ở động vật hay người, kết quả cuối cùng hầu hết đều dẫn đến tử vong.
Bệnh dại có thể tiến triển theo hai thể chính: thể liệt kiểu hướng thượng (hội chứng Landly) và thể cuồng.
Các giai đoạn của bệnh
- Giai đoạn tiền triệu chứng: Thường kéo dài từ 1 đến 4 ngày, bệnh nhân có thể cảm thấy sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi và khó chịu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm cảm giác tê và đau tại vị trí vết thương nơi virus xâm nhập.
- Giai đoạn viêm não: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn này, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc ngủ, đồng thời các cảm giác kích thích sẽ gia tăng như sợ ánh sáng, sợ tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, có thể xuất hiện các biểu hiện rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, và đôi khi là hiện tượng xuất tinh tự nhiên.
Khi bệnh đã phát triển, giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 6 ngày (có thể lâu hơn) và dẫn đến tử vong, chủ yếu do liệt cơ hô hấp.
Phương pháp chẩn đoán
Để xác định bệnh dại, bác sĩ sẽ căn cứ vào các dấu hiệu sau:
- Triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra sự xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng và đánh giá các yếu tố dịch tễ liên quan.
- Chẩn đoán xác định: Được thực hiện thông qua các xét nghiệm như kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (Immunofluorescence Assay – IFA) từ mô não hoặc phân lập virus từ chuột, hoặc trên hệ thống nuôi cấy tế bào. Một phương pháp khác là xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang từ mẫu cắt da đã đông lạnh lấy từ vùng tóc ở gáy bệnh nhân hoặc chẩn đoán huyết thanh thông qua phản ứng trung hòa trên chuột hoặc nuôi cấy tế bào. Ngày nay, các kỹ thuật mới như PCR hoặc RT-PCR có thể phát hiện ARN của virus dại.
Bị chó cắn phải làm gì?
Khi bị chó cắn, nhiều người thường hoang mang và không biết phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số bước quan trọng cần thực hiện ngay lập tức để tránh nhiễm trùng và giảm nguy cơ mắc bệnh dại.
Điều đầu tiên làm khi bị chó cắn
Trấn an người bị cắn và làm dịu tình huống
- Giữ bình tĩnh: Trước hết, cần giúp người bị cắn giữ bình tĩnh, tránh gây hoảng loạn cho cả người bị cắn và con chó. Đồng thời, hãy nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm để không bị tấn công thêm.
Xác định tình trạng tiêm phòng của chó
- Hỏi người nuôi chó: Nếu có thể, hãy hỏi người chủ của con chó xem nó đã được tiêm phòng dại hay chưa. Bạn có thể yêu cầu xem lịch sử tiêm chủng của con chó để chắc chắn.
- Không thể theo dõi chó: Nếu bạn không thể theo dõi con chó bị cắn (do mất dấu hoặc con chó không sống sót), hãy tiêm vắc xin phòng ngừa dại ngay lập tức để bảo vệ sức khỏe.
Các bước sơ cứu vết thương bị chó cắn
Khi bị chó cắn, điều quan trọng hàng đầu là phải sơ cứu vết thương ngay lập tức để tránh nhiễm trùng và hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm virus dại. Nếu vết cắn ở vị trí dễ thấy, người bị cắn có thể tự sơ cứu. Trong một số trường hợp khác, vết cắn nặng và ở vị trí nguy hiểm, cần khẩn trương đến các cơ sở y tế để được sơ cứu và điều trị kịp thời.
Vệ sinh vết thương:
Ngay lập tức rửa sạch vết cắn dưới vòi nước chảy trong 10-15 phút, sử dụng xà phòng để rửa trôi virus. Sau đó, tiếp tục sát trùng bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone – iodine (nếu có). Lưu ý khi vệ sinh vết thương cần thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương rộng thêm và không khâu kín vết thương ngay.
Kiểm tra vết cắn
- Nếu vết cắn không chảy máu nhiều hoặc chỉ xây xước nhẹ, bạn có thể tự xử lý tại nhà.
- Nếu vết cắn sâu, chảy máu nhiều hoặc lớn hơn 2cm, cần nhanh chóng xử lý cầm máu và đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Cầm máu nếu cần
Nếu vết cắn gây chảy máu nhiều, bạn có thể dùng băng gạc y tế để cầm máu. Đặt băng gạc trực tiếp lên vết thương và giữ trong khoảng 15 phút. Nếu máu chảy mạnh, có thể sử dụng garo (dây cao su) để tạm thời cầm máu.
Băng bó vết thương
Sau khi cầm máu, băng bó vết thương để bảo vệ vùng da bị cắn và tránh nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng khăn tay, khăn mặt hoặc băng gạc để đệm vết thương, sau đó dùng thun ống quấn nhẹ quanh vùng bị cắn để giữ cố định vết thương mà không cản trở tuần hoàn máu.
Tiêm vắc xin phòng ngừa
Tiêm vắc xin ngừa dại: Sau khi sơ cứu, bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra vết cắn và tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh dại. Tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định tiêm vắc xin uốn ván và huyết thanh phòng dại nếu cần.
Theo dõi tình trạng của chó và người bị cắn
- Theo dõi chó: Trong vòng 10 ngày sau khi bị chó cắn, cần theo dõi sức khỏe của con chó để kiểm tra xem nó có triệu chứng dại hay không. Nếu trong 10 ngày sau khi bị cắn, chó vẫn khỏe mạnh, thì khả năng cao nó không mắc bệnh dại.
- Nếu không thể theo dõi chó: Nếu không thể theo dõi chó, người bị cắn cần tiêm vắc xin phòng bệnh dại để phòng ngừa bệnh dại kịp thời.
Điều trị sớm là rất quan trọng
Việc xử lý vết thương và tiêm phòng vắc xin càng sớm càng tốt có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh dại. Vì bệnh dại có thể dẫn đến tử vong, nên việc chăm sóc kịp thời và theo dõi sát sao là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Những điều cần tránh khi bị chó cắn
- Không để các chất kích thích như ớt bột, nhựa cây, axit hoặc kiềm dính vào vết thương.
- Tránh băng bó hoặc đắp thuốc kín vết thương, và không khâu vết thương, vì điều này có thể tạo điều kiện cho virus dại xâm nhập vào cơ thể.
- Nếu vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu.
- Nếu màng nhầy ở vùng da đã tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi mắc bệnh dại.
- Nếu con vật đã cắn người bị chết hoặc biến mất trong thời gian theo dõi, có biểu hiện hành vi không bình thường.
Tiêm vắc-xin chính là biện pháp ngăn ngừa bệnh Dại chủ động và toàn diện nhất. Do vậy, mọi người nên chủ động tìm đến các cơ sở, trung tâm uy tín để tiêm phòng theo đúng lịch và đúng liều để ngăn ngừa bệnh một cách tốt.