[Review sách] Tâm lý học mối quan hệ – Cách nỗi đau chuyển di trong mối quan hệ

11/09/2023

Tâm lý học mối quan hệ là một cuốn sách tiếp cận dưới nhiều góc độ lý giải về những tổn thương gia đình gốc có ảnh hưởng mối quan hệ hiện tại và tương lai một người khi một người lớn lên, bước vào tuổi trưởng thành,  cuốn sách cũng bàn khía cạnh ít ai nhắc đến đó là tổn thương thế hệ.

Không phải chỉ đọc một cuốn sách mà bạn có thể ngay lập tức thấu suốt hiểu mọi vấn đề, một cuốn sách sẽ có điểm hữu ích và những điểm thiếu sót riêng, giới hạn trong nội dung cuốn sách đó. Nhưng những cuốn sách mà bạn chọn đọc là những viên gạch giúp bạn xây dựng bức tường thành vững chãi cho bản thân bạn trong hiện tại và đến mai sau này.

Sách Tâm lý học mối quan hệ có gì?

Trong cuốn sách Tâm lý học mối quan hệ ( tác giả Choi Kwanghyun), dưới sự tiếp cận các học thuyết tâm lý, tác giả đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về gốc rễ tổn thương. Tổn thương mà chúng ta đang mang hiện tại, không phải là do bản thân chúng ta là người yếu đuối hay không có giá trị như nhiều người nhầm tưởng, dưới góc độ tiếp cận góc nhìn tâm lý thì ta hiểu rằng tổn thương ta mang  là một phần sự kế thừa nỗi đau bất hạnh của ông bà tổ tiên để lại, đặc biệt là những bất hạnh của từ chính gia đình gốc (bố – mẹ – gia đình mà chúng ta được nuôi nấng).

Có một sự thật quan trọng là những bất hạnh khi có xung đột gia đình giữa cha mẹ, không chỉ ảnh hưởng tới bản thân họ, những đứa con sinh ra trong gia đình đó cũng phải chịu những tổn thương sâu sắc, bằng cách trực tiếp và gián tiếp.

review-sach-tam-ly-hoc-moi-quan-he-cach-noi-dau-chuyen-di-trong-moi-quan-he-so-1.jpg

Tâm lý học mối quan hệ là một cuốn sách tiếp cận dưới nhiều góc độ lý giải về những tổn thương gia đình gốc có ảnh hưởng mối quan hệ.

Một số học thuyết mà tác giả đã sử dụng trong cuốn sách tâm lý học mối quan hệ là:
  • Phân tâm học là một trong những lý thuyết về tổ chức nhân cách và động lực phát triển nhân cách, đây là một phương pháp lâm sàng để điều trị các bệnh tâm lý. Lý thuyết này được đưa ra lần đầu tiên bởi Sigmund Freud vào cuối thế kỷ 19. Phân tâm học nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của các sự kiện tuổi thơ đến hoạt động tâm trí của người lớn. Ý tưởng chủ đạo dựa trên niềm tin rằng tất cả mọi người đều sở hữu những suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn, ký thức sâu thẳm và hành vi của họ chịu tác động từ động lực trong vô thức, trải nghiệm tuổi thơ có thể ảnh hướng sự phát triển nhân cách vào giai đoạn trưởng thành.
  • Tâm lý học hệ thống có khái niệm dựa trên nguyên tắc rằng các bộ phận cấu thành của một hệ thống có thể được hiểu tốt nhất trong bối cảnh lớn trong các mối quan hệ với nhau thay vì tách biệt. Lý thuyết hệ thống lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig von Bertalanffy và được tiếp tục bởi W. Ross Ashby và George Bateson. Đến những năm 1950 học thuyết hệ thống tiếp tục phát triển, tạo ra “liệu pháp gia đình” hay còn gọi “ liệu pháp mối quan hệ”( đề cập đến sự tương tác trong giao tiếp và mối quan hệ) nhằm trị liệu, giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ và giao tiếp của con người.
  • Thuyết gắn bó chủ đích miêu tả bản chất của sự gắn bó về mặt cảm xúc giữa con người với nhau. Thuyết gắn bó khởi nguồn từ những năm 1950 bởi nhà nghiên cứu Bowlby và Ainsworth. Thuyết gắn gó đề cập đến mối quan hệ của trẻ và cha mẹ chúng những năm tháng đầu đời, đặc biệt là mối quan hệ với mẹ. Sự tương tác, gắn bó, giao tiếp của trẻ với cha mẹ có ảnh hưởng đến những trải nghiệm trực tiếp của mối quan hệ đứa trẻ khi trưởng thành trong quá trình thiết lập mối quan hệ với những người khác.

Nội dung sách Tâm lý học mối quan hệ

Đứa con là nạn nhân của những mâu thuẫn

Thông thường, khi hai người phát sinh mâu thuẫn, họ có thể chọn cách cùng nhau giải quyết vấn đề, hoặc im lặng, hoặc lôi người thứ ba vào giữa tâm chấn của cuộc cãi vã.

Có nhiều đứa trẻ không may mắn đã trở thành “dê tế thần” trong cuộc mâu thuẫn của cha mẹ.

Trong quá trình trưởng thành, có những sang chấn được ta chữa lành, cũng có những sang chấn sẽ theo ta đến cuối cuộc đời và vô tình bị ta chuyển di sang những người xung quanh hoặc những thế hệ kế cận.

Những đứa trẻ bất hạnh, là nạn nhân của những mâu thuẫn giữa cha mẹ chúng rất có thể sẽ đem theo những cảm xúc khó chịu âm ỉ và tác động lên mối quan hệ hiện tại của mình.

Sang chấn thế hệ và hậu quả dai dẳng

Cuốn sách Tâm lý học mối quan hệ nhắc đến một khái niệm mới mẻ là sang chấn thế hệ, tức là những mâu thuẫn truyền từ thế hệ tổ tiên sang con cháu thông như một dạng đeo bám.

Những hạt giống sang chấn xuất phát từ thời ông bà, và chúng ta vô tình tiếp tục nuôi dưỡng chúng, dẫn đến đổ vỡ trong các mối quan hệ hiện tại.

Nhà phân tâm học Sigmund Freud từng nói về chiếc giường chỉ có 2 người nhưng mâu thuẫn giữa họ có tới 6 người bị ảnh hưởng. Cuộc cãi vã giữa 2 người có thể liên đới tới con cái và thậm chí cả hai bên cha mẹ của họ.

review-sach-tam-ly-hoc-moi-quan-he-cach-noi-dau-chuyen-di-trong-moi-quan-he-so-2.jpg

Sách Tâm lý học mối quan hệ nhắc đến một khái niệm sang chấn thế hệ.

Thuyết gắn bó và tác động tới hiện tại

Những đứa trẻ lớn lên trong các mối quan hệ lo âu hoặc né tránh sẽ rất khó để duy trì một mối quan hệ bình thường. Họ không biết cách giải quyết mâu thuẫn khi có vấn đề phát sinh mà cũng sẽ cư xử theo xu hướng lo âu/gắn bó mà họ từng sống trong quá khứ.

Khi gặp vấn đề, những người theo xu hướng lo âu thường trách móc bản thân, đổ lỗi cho chính mình trước sự đổ vỡ của mối quan hệ. Họ cho rằng mình là nguyên nhân, vì mình chưa đủ tốt nên mối quan hệ mới diễn tiến theo chiều hướng tiêu cực.

Ngược lại, người né tránh thì dựng lên một bức tường phòng thủ và không cho người khác bước vào thế giới riêng của mình. Nếu như người đối diện không có cơ hội bước vào thế giới tâm hồn của chúng ta thì thật khó để họ có thể hiểu, thông cảm và tiếp tục hàn gắn mối quan hệ.

Hiểu được xu hướng của bản thân, ta sẽ không còn tự trách mình khi các mối quan hệ không được như mong muốn. Hiểu được mình, cũng như hiểu được xu hướng của đối phương, ta mới có thể duy trì mối quan hệ trong một không khí tích cực và bước ra khỏi các mâu thuẫn.

review-sach-tam-ly-hoc-moi-quan-he-cach-noi-dau-chuyen-di-trong-moi-quan-he-so-3.jpg

Tâm lý học mối quan hệ – một cuốn sách bạn nên đọc ít nhất 1 lần.

Tại sao nên học Tâm lý học tại trường Đại học VinUni

Trường Đại học VinUni là trường đại học tư thục phi lợi nhuận được thành lập bởi tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Trường đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania. Các chương trình giảng dạy, nghiên cứu, giảng viên, cơ sở vật chất đều đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất của các tổ chức kiểm định và xếp hạng hàng đầu thế giới.

Chương trình Cử nhân Tâm lý học tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng, Đại học VinUni luôn mong muốn đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao để có thể phát triển toàn diện, có kiến thức, kỹ năng và khả năng để theo đuổi sự nghiệp thành công trong ngành tâm lý học trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp 4.0. Cơ sở lý luận cho sự phát triển chương trình giảng dạy tại VinUni là đào tạo những gì xã hội cần và người học mong muốn. Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên nền tảng lý thuyết và kiến thức ứng dụng về Tâm lý học để phát triển sự hiểu biết sâu sắc về hướng suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của con người, khả năng đánh giá chuyên môn về trạng thái tinh thần con người và tiến hành các nghiên cứu liên quan trong các lĩnh vực tâm lý học xã hội, tâm lý học học đường và tâm lý học tổ chức và kinh doanh.

review-sach-tam-ly-hoc-moi-quan-he-cach-noi-dau-chuyen-di-trong-moi-quan-he-so-4.jpg

VinUni thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania.

Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Tâm lý học tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng VinUni sẽ có kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực tư vấn tâm lý trong Doanh nghiệp – Tổ chức cũng như Giáo dục. Chương trình học cũng cung cấp cho sinh viên nền tảng tuyệt vời để theo đuổi sâu chuyên môn với các chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ trong cùng lĩnh vực.

Tổng kết lại, Tâm lý học mối quan hệ là cuốn sách khá hữu ích về những kiến thức liên quan về tổn thương, cách để nhận hiểu, có thêm góc nhìn để cải thiện thay đổi cách tương tác và giao tiếp trong mối quan hệ.