Bác sĩ Tâm lý học là ai? Có gì khác với bác sĩ Tâm thần?

16/09/2023

Bác sĩ Tâm lý học và bác sĩ Tâm thần là hai cụm từ đã không còn xa lạ khi chúng ta nhắc về ngành nghề y bác sĩ. Giả sử đặt trường hợp, chúng ta có vấn đề về sức khỏe tinh thần và cần phải đi khám thì chúng ta sẽ chọn ai? Bác sĩ Tâm lý học hay bác sĩ Tâm thần? Đâu mới là lựa chọn chính xác để giải quyết vấn đề bạn đang mắc phải?

bac-si-tam-ly-hoc-la-ai-co-gi-khac-voi-bac-si-tam-than-hinh-anh-1

Thực chất, có hay không nghề bác sĩ Tâm lý học?

Giải mã bác sĩ Tâm lý học

Bác sĩ Tâm lý học và bác sĩ Tâm thần có gì khác nhau? Để giải mã được vấn đề này, trước hết, chúng ta cần nhìn nhận lại cách gọi của bác sĩ Tâm lý học.

Thực tế, bác sĩ Tâm lý học chỉ là một danh xưng và nó được sử dụng khá rộng rãi, nhưng nếu xét về khía cạnh nghề nghiệp và chuyên môn thì tên gọi này chưa được sử dụng đúng. Cách gọi chính xác của ngành nghề này phải là chuyên gia Tâm lý hoặc nhà Tâm lý học.

Vì sao lại có sự phân biệt như vậy? Để giải thích điều đó, chúng ta phải hiểu được sự khác biệt giữa “chuyên gia” và “bác sĩ” dựa vào định nghĩa.

  • Chuyên gia Tâm lý – Psychologist: Là người được trang bị kiến thức, kỹ năng về cách não bộ hoạt động, những suy nghĩ, xúc cảm của con người. Họ biết cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Qua đó, họ có thể trị liệu các vấn đề trên dựa theo phương pháp talk therapy.
  • Bác sĩ Tâm thần – Psychiatrist: Là những người có kiến thức về y khoa. Cụ thể, bác sĩ chuyên chữa trị các vấn đề sức khỏe tâm thần sẽ phải được đào tạo qua trường y và trở thành bác sĩ đa khoa. Sau đó, họ sẽ chọn chuyên khoa tâm thần để tiếp tục theo học và trở thành bác sĩ Tâm thần. Bác sĩ Tâm thần là người hiểu được mối quan hệ giữa vấn đề tinh thần và thể chất. Bác sĩ sẽ là người chuẩn đoán bệnh, kiểm soát quá trình điều trị và kê toa thuốc.

Quan trọng hơn hết, các chuyên gia Tâm lý chỉ là người đưa ra các nghi ngờ chẩn đoán còn việc chẩn đoán lại là của bác sĩ. Nếu người khám có có gặp vấn đề và cần sử dụng thuốc thì bác sĩ sẽ là người kê đơn cũng như chỉ định có nên can thiệp tâm lý hay không, còn chuyên gia Tâm lý sẽ không được phép làm như vậy.

Sự khác nhau giữa bác sĩ Tâm thần và chuyên gia tâm lý

Bác sĩ Tâm thần và chuyên gia Tâm lý học đều là những người có kiến thức nền tảng và hiểu về cách thức hoạt động của não bộ, suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm. Họ đều có thể tham gia công tác điều trị các vấn đề sức khỏe tinh thần nhưng bằng các phương thức khác nhau.

bac-si-tam-ly-hoc-la-ai-co-gi-khac-voi-bac-si-tam-than-hinh-anh-2

Phân biệt giữa bác sĩ Tâm thần và chuyên gia Tâm lý

Để chắc rằng bạn không nhầm lẫn giữa hai ngành nghề này và có cái nhìn chi tiết hơn, chúng ta có thể xem xét dựa trên các yếu tố sau.

Chuyên gia Tâm lý Bác sĩ Tâm thần
Trình độ học vấn Có bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực Tâm lý học (bằng Ph.D hoặc Psy.D)

Được đào tạo nghiên cứu tâm lý, lý thuyết và các phương pháp tâm lý trị liệu

Không phải là bác sĩ y khoa, không có quyền kê đơn thuốc.

Là bác sĩ y khoa với chuyên ngành về tâm thần học (bằng M.D hoặc D.O).

Được đào tạo về y học, bao gồm sinh lý học, dược lý học, các bệnh tâm thần.

Có quyền kê đơn thuốc và thực hiện các biện pháp điều trị y khoa.

Phương pháp điều trị Sử dụng các phương pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp nhận thức – hành vi, trị liệu hành vi và tư vấn tâm lý để giúp đỡ bệnh nhân.

Tập trung thay đổi hành vi, suy nghĩ và cảm xúc nhưng không dùng thuốc.

Có thể sử dụng liệu pháp tâm lý nhưng thường kết hợp với kê đơn thuốc để điều trị các rối loạn tâm thần.

Kiểm soát các triệu chứng thông qua thuốc và có thể theo dõi các tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc.

Chẩn đoán Thực hiện các bài kiểm tra tâm lý và sử dụng các phương pháp đánh giá tâm lý để đưa ra chẩn đoán.

Chẩn đoán thường tập trung vào các khía cạnh tâm lý và hành vi của bệnh nhân.

Chẩn đoán dựa trên việc thăm khám y khoa kết hợp với đánh giá tâm lý.

Kết hợp xem xét các yếu tố sinh học, thần kinh và tâm lý khi chẩn đoán.

Mục tiêu điều trị Giúp bệnh nhân hiểu và thay đổi hành vi, cảm xúc, suy nghĩ để cải thiện chất lượng cuộc sống. Kiểm soát triệu chứng tâm thần và duy trì sự ổn định thông qua liệu pháp thuốc. Nếu cần sẽ sử dụng các phương pháp trị liệu khác.
Môi trường làm việc Làm việc tại các phòng khám, trường học, trung tâm tư vấn, hoặc hành nghề tư nhân.

Thực hiện các buổi trị liệu cá nhân, nhóm hoặc gia đình.

Làm việc tại bệnh viện, phòng khám, hoặc trong các môi trường y tế khác.

Làm việc tại các khoa tâm thần, bệnh viện đa khoa, hoặc phòng khám ngoại trú.

Bệnh nhân và tình trạng điều trị Điều trị các vấn đề như lo âu, trầm cảm, stress, và các vấn đề liên quan đến hành vi hoặc cảm xúc.

Làm việc với những bệnh nhân có nhu cầu hỗ trợ về mặt tâm lý nhưng không nhất thiết phải có tình trạng nghiêm trọng.

Điều trị các rối loạn tâm thần nghiêm trọng hơn như: Tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và các rối loạn do chất gây nghiện gây nên.

Quản lý các ca bệnh phức tạp có thể cần kết hợp giữa phương pháp sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý.

Chuyên gia Tâm lý làm gì? Ở đâu?

Công việc của một chuyên gia Tâm lý rất đa dạng, tùy theo chuyên ôn và môi trường làm việc mong muốn mà bạn có những sự lựa chọn sau:

  • Nghiên cứu: Tham gia nghiên cứu về hành vi, nhận thức, cảm xúc để phát triển kiến thức và phương pháp mới trong lĩnh vực tâm lý học. Đóng góp vào việc phát triển các công cụ đánh giá tâm lý và các chương trình can thiệp.
  • Trị liệu và tư vấn: Làm việc tại các cơ sở hành nghề cá nhân, phòng khám hoặc trung tâm sức khỏe tâm thần. Sử dụng các phương pháp trị liệu, liệu pháp tâm động học hoặc liệu pháp hành vi để hỗ trợ bệnh nhân. Tư vấn cho cá nhân, cặp đôi, gia đình hoặc nhóm để giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến cảm xúc, hành vi và mối quan hệ.
  • Giáo dục và đào tạo: Tham gia vào quá trình quản lý trong trường học để hỗ trợ học sinh và giáo viên về các vấn đề tâm lý và học tập. Hoặc trở thành giảng viên để giảng dạy.
  • Tổ chức phi lợi nhuận: Các tổ chức này có thể cung cấp các dịch vụ tâm lý cho những người cần, đặc biệt là các nhóm yếu thế trong xã hội.
  • Tham vấn và tư vấn tổ chức: Làm việc với các tổ chức hoặc doanh nghiệp để cải thiện môi trường làm việc, tăng cường hiệu suất cũng như tinh thần của nhân viên.
  • Cơ sở chính phủ: Tham gia vào việc phát triển các chính sách xã hội liên quan đến sức khỏe tâm thần.

Thách thức lớn đối với ngành Tâm lý học ở nước ta hiện nay chính là số lượng nhân lực vẫn còn chưa đủ đáp ứng so với thực tế.

Mức lương trung bình cho công việc này sẽ dao động 8 – 15 triệu VND/tháng đối với người mới vào nghề; từ 15 – 30 triệu VND/tháng đối với người có kinh nghiệm và tùy vào cấp bậc. Đối với người làm việc tại bệnh viện tư hay quốc tế sẽ có mức lương từ 20 – 40 triệu VND/tháng, tùy vào quy mô bệnh viện và vị trí làm việc.

Ngoài mức lương hấp dẫn, chuyên gia Tâm lý cũng như các vị trí khác, đều sẽ được đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ nghỉ dưỡng, du lịch theo quy định nhà nước.

Có thể thấy, bác sĩ Tâm lý học hay đúng hơn là chuyên gia Tâm lý có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người hiện đại. Nó hỗ trợ và chăm sóc tâm lý, giúp con người ứng phó với căng thẳng, cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như phục hồi tinh thần nhanh chóng.

Hiện nay, đã có rất nhiều trường mở lớp đào tạo chuyên ngành Tâm lý học và tại trường Đại học VinUni cũng không ngoại lệ. Trường tự hào khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania. Tất cả các yếu tố: chương trình giảng dạy, nghiên cứu, giảng viên, sinh viên, cơ sở vật chất,… đều được phát triển để đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất của các tổ chức kiểm định và xếp hạng hàng đầu thế giới.

bac-si-tam-ly-hoc-la-ai-co-gi-khac-voi-bac-si-tam-than-hinh-anh-3

Tâm lý học hứa hẹn sẽ là một trong những ngành gây sốt trong vài năm tới.

Đến với chương trình Cử nhân Tâm lý học tại Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng, Đại học VinUni mong muốn đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn có sự phát triển toàn diện, có kiến thức, kỹ năng và khả năng để theo đuổi sự nghiệp thành công trong ngành tâm lý học trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.